Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 9: Văn bản Và tôi nhớ khói
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 9: Văn bản Và tôi nhớ khói. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: VÀ TÔI NHỚ KHÓI
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai là tác giả Và tôi nhớ khói?
- A. Võ Thu Hương
- B. Paustovsky
- C. Đỗ Bích Thúy
- D. Andersen
Câu 2: Trong văn bản, hình ảnh khói xuất hiện ở đâu?
- A. Trên cánh đồng
- B. Trong căn bếp của mỗi nhà
- C. Trong khoảng không mênh mông
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Đâu không phải là mùi của khói mà tác giả đã miêu tả?
- A. Mùi lõi ngô bị đốt
- B. Mùi thơm của hương ổi
- C. Mùi vỏ cây sẹ
- D. Mùi tinh dầu vỏ cam
Câu 4: Từ “vấn vít” trong câu: “Từ mỗi bếp nhà, khói bắt đầu vấn vít bay lên” nghĩa là gì?
- A. Xoắn lại với nhau nhiều vòng
- B. Dùng dằng không muốn đi
- C. Vương vấn không muốn chuyển động
- D. Có nhiều chuyện rắc rối, khó gỡ ra
Câu 5: Đâu là nhận xét đúng nhất về hình ảnh ngọn khói trong văn bản?
- A. Ngọn khói thơm phức, gợi nên những vụ mùa bội thu của bà con miền núi
- B. Ngọn khói gợi nhớ về những điều cũ kĩ, xa xăm, đượm chút buồn của sự thiếu thốn nơi rẻo cao Tây Bắc
- C. Ngọn khói là miền kí ức mà tác giả không thể quên được
- D. Ngọn khói đầy nghĩa tình, biết buồn, vui và gắn bó sâu sắc với người dân miền núi
Câu 6: Tại sao khi thấy khói bếp bay lên, những đứa trẻ chăn trâu lại vội vã về nhà?
- A. Vì khói dự báo trời sắp mưa
- B. Vì khói nhắc nhớ chúng về những bữa cơm đang nấu
- C. Vì khói là tín hiệu cha mẹ gọi trẻ về
- D. Vì trâu đã đến lúc đói bụng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Ngọn khói đã mang theo ước mơ về mâm cơm như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Thể loại của văn bản Và tôi nhớ khói là gì?
- A. Tiểu thuyết
- B. Tản văn
- C. Hồi ký
- D. Truyện ngắn
Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì?
- A. Tái hiện lại cuộc sống cơ cực của tác giả nơi miền núi thiếu thốn
- B. Tái hiện lại cuộc sống cơ cực, thiếu thốn hồi nhỏ của tác giả
- C. Tái hiện lại văn hóa dân tộc đồng bào miền núi Bắc Bộ
- D. Tái hiện lại hồi ức tuổi thơ của tác giả và tình yêu quê hương, đất nước
Câu 3: Hình ảnh ngọn khói đã được miêu tả như thế nào?
- A. Màu đen, nhuộm xám cả góc tường
- B. Màu trắng, nhẹ bẫng như tơ, vương vít khắp xóm làng
- C. Màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn trên mái lá
- D. Màu xám, vương vấn trong mỗi căn bếp
Câu 4: Tác giả đã cảm nhận khói bằng những giác quan nào?
- A. Thị giác
- B. Khứu giác
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Ngọn khói không gắn với kỉ niệm nào dưới đây?
- A. Những chiến sĩ hi sinh
- B. Đám trẻ mục đồng
- C. Mâm cơm bình dị
- D. Cánh đồng ngày lũ
Câu 6: Đâu là nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản?
- A. Cách kể chuyện nhẹ nhàng, lắng đọng
- B. Xây dựng tình huống truyện kịch tính
- C. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc
- D. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
Câu 2 (2 điểm): Vì sao ngọn khói luôn hiện diện, quanh quẩn bên con người?