Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 4: Văn bản Giọt sương đêm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 4: Văn bản Giọt sương đêm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: GIỌT SƯƠNG ĐÊM
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Văn bản Giọt sương đêm được in trong tập truyện nào?
- A. Xóm bờ Giậu
- B. Xóm trúc
- C. Xóm bờ đê
- D. Xóm bờ ao
Câu 2: Văn bản Giọt sương đêm có mấy nhân vật chính?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 3: Phần 1 của văn bản Giọt sương đêm có nội dung gì?
- A. Cuộc nói chuyện của Thằn Lằn và bác Cóc
- B. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh và trở về quê
- C. Cuộc gặp gỡ của Bọ Dừa và Thằn Lằn
- D. Cuộc cãi vã giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn
Câu 4: Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được là gì?
- A. Được ngủ ngoài trời
- B. Nhớ quê nhà
- C. Được nói chuyện với cụ giáo Cóc
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Có các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn:
“Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai. Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.”
- A. Điệp từ, so sánh, từ láy
- B. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, từ láy
- C. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, từ láy
- D. Điệp từ, nhân hóa, so sánh
Câu 6: Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
A. Sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người là tình yêu quê hương tha thiết
B. Mỗi người hãy biết trân trọng giá trị cuộc sống
C. Những bận rộn, lo toan trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta lãng quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Mỗi người hãy biết trân trọng những điều thân thuộc ấy của mình
D. Mỗi người cần có trách nhiệm với quê hương – nơi chúng ta sinh ra và lớn lên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong chuyện xuất hiện những nhân vật nào? Đặc tính của từ nhân vật ra sao?
Câu 2 (2 điểm): Cuộc gặp giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn diễn ra như thế nào?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- A. Tự sự
- B. Biểu cảm
- C. Miêu tả
- D. Nghị luận
Câu 2: Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản?
- A. Thằn Lằn
- B. Cóc
- C. Cáo
- D. Bọ Dừa
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây là gì?
“Thằn Lằn rụt đầu vào, rồi lại nhanh chóng tuồn ra cửa sau, phi đến nhà cụ giáo Cóc:
- Báo cáo cụ. Tối nay xóm ta có nhà buôn cánh cứng tới nghỉ trọ.
- Chú vừa bảo gì? Cánh cứng à? Khụ khụ,…
[…]
- Cháu thấy ông này có vẻ khoái lá trúc thật. – Thằn lằn gật gù.”
- A. Hành trình tìm quê hương của Bọ Dừa
- B. Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc
- C. Người khách trọ xin ngủ nhờ
- D. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê
Câu 4: Khi đến xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa trò chuyện với ai đầu tiên?
- A. Chuồn chuồn
- B. Cóc
- C. Thằn Lằn
- D. Bọ Ngựa
Câu 5: Điều gì đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê?
- A. Bọ Dừa bị bắt cóc
- B. Giọt sương rơi trúng cổ
- C. Bọ Dừa hết tiền
- D. Trời mưa tầm tã
Câu 6: Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
- A. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn
- B. Đoàn kết là sức mạnh
- C. Hãy yêu thương đồng loại
- D. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?
Câu 2 (2 điểm): Cuộc trò chuyện của Thằn Lằn và cụ giáo Cóc liên quan đến điều gì?