Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn
- D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?
- A. Cái dáng “to con” của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên
- B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: “Em thắp đèn lên chị nhé?”
- C. “Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8” là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá
- D. Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà
Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?
Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..
- A. Đặt đầu câu
- B. Đặt cuối câu
- C. Đặt từ “Tôi sẽ cố..” đến hết câu
- D. Đặt từ “đây là cái vườn...” đến hết câu
Câu 5: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?
Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
- A. Đặt đầu câu
- B. Đặt cuối câu
- C. Đặt từ “lời nói…” đến hết câu
- D. Đặt từ “cháu hãy...” đến hết câu
Câu 6: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép câu sau:
Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.
A. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
B. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa khác nghĩa thông thường, thường có sắc thái vui đùa, mỉa mai, châm biếm hay đả kích
C. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san
D. Không có đáp án
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong khổ thơ sau, từ “lầu” được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
Có bạn tắc kè hoa
Xây "lầu" trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
Câu 2 (2 điểm): Dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép.
Cao nguyên Đồng Văn thuộc địa phận huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đồng Văn có đỉnh Lũng Cú được mệnh danh là “nóc nhà của Việt Nam”, nơi đây nổi tiếng về cảnh sắc thiên nhiên, trái ngon, dược liệu quý. Đến với Đồng Văn, du khách được thưởng thức những loại trái cây như: mận, táo, lê, hồng, đào,… Về cây dược liệu quý gồm có: tam thất, hồi, quế, thục địa,… Đồng Văn còn là địa danh nổi tiếng về phong cảnh như hang động, núi non, những rừng hoa đủ sắc màu.
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:
Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
- A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
- B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
- D. Cả ba nội dung trên đều sai
Câu 2: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu sau:
Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
- A. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa"
- B. Cả bầy ong cùng nhau "xây tổ". Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
- C. Cả bầy ong "cùng nhau" xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
- D. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức "tiết kiệm" vôi vữa.
Câu 3: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?
- A. Cái gọi là "khai sáng" của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
- B. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
- C. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
- D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là "văn minh" ấy nữa.
Câu 4: Đâu không phải là tác dụng của dấu ngoặc kép?
- A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- B. Ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn
- D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
Câu 5: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau là gì?
Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”
- A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- B. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn
- C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
Câu 6: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:
Suy cho cùng, chân lí, những chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,...
- A. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
- C. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- D. Cả ba nội dung trên đều sai
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở dưới đây xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.”
Câu 2 (2 điểm): Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Dấu ngoặc kép được dùng để làm gì?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”