Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 7: Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 7: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
- A. Cây dừa, sải tay bơi
- B. Cỏ gà rung tai
- C. Kiến hành quân đầy đường
- D. Bố em đi cày về
Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ “nặng” không đồng nghĩa với các từ “nặng” trong các câu khác?
- A. Con gà này nặng 3 cân
- B. Câu hò xa vọng, nặng tình nước non
- C. Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng
- D. Giọng nói nghe rất nặng
Câu 3: Từ nào sau đây là từ láy?
- A. Lủi thủi
- B. Thiên thần
- C. Thạch Sanh
- D. Thần thông
Câu 4: Từ “lủi thủi” được hiểu là:
- A. Chỉ có một mình
- B. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương
- C. Mồ côi không ai nương tựa
- D. Chịu đựng vất vả một mình
Câu 5: Cho các câu dưới đây, em hãy chỉ ra đâu là câu có chứa cá từ “canh” có nét nghĩa thời gian?
1. Người về chiếc bóng năm canh.
2. Công an đang triệt phá các canh bạc.
3. Bát canh này thật ngon.
4. Họ canh đê phòng lụt.
5. Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc.
- A. (1), (2)
- B. (1), (2), (3)
- C. (1), (2), (3), (4)
- D. (2), (3), (4), (5)
Câu 6: Từ “và” trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” với từ “và” trong các câu:
a) “Em bé đã biết và cơm bằng đũa”
b) “Nhà thơ Nguyễn Khuyến quê ở làng Và”
là từ...
A. Từ nhiều nghĩa
B. Từ đồng nghĩa
C. Từ trái nghĩa
D. Từ đồng âm
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Giải thích nghĩa của từ “bầu” trong hai câu sau. Nghĩa của các từ này có mối liên hệ nào với nhau không?
1. Ông ấy trở thành bầu của đội bóng.
2. Cô ấy được bầu là ca sĩ có giọng ca hay nhất.
Câu 2 (2 điểm): Trong các câu sau đây, trường hợp nào chứa từ đa nghĩa? Vì sao?
- a. Tôi nghe thấy tiếng chim hót ngoài vườn.
- b. Xoài vùng này ngon có tiếng.
- c. Nam làm bài hết một tiếng.
Câu 1: Từ nhiều nghĩa là gì?
- A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
- B. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
- C. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
- D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
Câu 2: Nêu khái niệm từ đồng âm?
- A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
- B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Nghĩa chuyển của từ “quả”?
- A. Hoa quả
- B. Quả dừa
- C. Quả tim
- D. Quả táo
Câu 4: Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?
- A. Tìm gặp người nói hoặc người viết
- B. Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
- C. Các đáp án trên đầu đúng
- D. Các đáp án trên đều sai
Câu 5: Từ đồng âm trong câu sau có tác dụng gì?
“Con ngựa đá con ngựa đá”
- A. Làm câu nói có nhiều ý nghĩa hơn
- B. Làm cho câu nói khiến người đọc khó hiểu
- C. Khiến câu nói dễ hiểu
- D. Làm cho câu nói thú vị hơn
Câu 6: Dòng nào dưới đây không chứa từ đồng âm?
- A. Đồng sức đồng lòng
- B. Bằng mặt nhưng không bằng lòng
- C. Chung lưng đấu cật
- D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cho các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay”, hãy giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên.
Câu 2 (2 điểm): Em hãy tìm một từ bộ phận cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của từ đó.