Đề thi cuối kì 1 công dân 8 chân trời sáng tạo (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 1 môn Công dân 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát tự nhiên của con người?
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
D. Của bền tại người.
Câu 2 (0,25 điểm). “Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm”.
Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?
A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức.
B. Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường.
D. Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh.
Câu 3 (0,25 điểm). Vì sao không nên nói dối, đặt điều với con trẻ?
A. Vì trẻ nhỏ học theo rất nhanh, nhưng lời nói dối tưởng chừng vô hại thì vô tình có thể sẽ trở thành thói quen nói dối cho trẻ khi lớn.
B. Vì trẻ nhỏ không biết nhận thức đâu là đúng đâu là sai, nên việc nói dối trẻ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
C. Vì trẻ con không nhận thức được điều đúng sai nên cha mẹ có thể nói dối với con.
D. Vì không phải đứa trẻ nào cũng nhận thức được đúng sai nên không trở thành thói quen khi lớn.
Câu 4 (0,25 điểm). Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?
A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép.
B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh.
C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm.
Câu 5 (0,25 điểm). “Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai”.
Em sẽ làm gì trong tình huống này?
A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm.
B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác.
C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình.
D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng.
Câu 6 (0,25 điểm). Thế nào được coi là một mục tiêu cá nhân?
A. Mục tiêu chung chung, không định lượng được.
B. Mục tiêu phi thực tế, khó có thể đạt được trong một thời gian nhất định.
C. Mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, có tính khả thi, có tính thực tế, có thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu đó.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7 (0,25 điểm). Có người cho rằng “Lẽ phải là những điều khoa học chứng minh là đúng” em có đồng tình với suy nghĩ này?
A. Đồng ý, vì khoa học giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.
B. Đồng ý, vì những điều khoa học nghiên cứu đã trải qua rất nhiều thời gian chứng minh, kiểm chứng.
C. Không đồng ý, khoa học đã mở ra chân trời mới cho cuộc sống của chúng ta, đem lại rất nhiều lợi ích không thể phủ nhận nhưng ta có thể thấy những điều mà khoa học chứng minh là đúng đắn tuy nhiên vẫn chưa thể nói đâu là chính là lẽ phải.
D. Không đồng ý, vì khoa học vẫn còn những hạn chế chưa thể lí giải nên không thể quy tất cả khoa học đều là lẽ phải.
Câu 8 (0,25 điểm). Theo em các dịch bệnh của con người hiện nay chủ yếu do các loại hình ô nhiễm nào gây ra?
A. Ô nhiễm môi trường nước. | B. Ô nhiễm không khí. |
C. Ô nhiễm tiếng ồn. | D. Ô nhiễm nước, không khí, âm thanh. |
Câu 9 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?
A. Để giúp môi trường sống của các loài sinh vật biển được cân bằng lại.
B. Vì chính phủ quy định cần phải bảo vệ môi trường.
C. Giảm thiểu ô nhiễm không khí.
D. Giảm thiểu các tác động tiêu cực do con người và thiên nhiên gây ra.
Câu 10 (0,25 điểm). Kết quả của một việc có một mục tiêu rõ ràng sẽ như thế nào?
A. Hoàn thành với kết quả cao. | B. Không khả thi để có thể thực hiện. |
C. Gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. | D. Không đạt được kết quả tốt. |
Câu 11 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Để bảo vệ lẽ phải cần phải tôn trọng sự thật.
B. Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.
C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.
D. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được.
Câu 12 (0,25 điểm). Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Định hướng cho hoạt động của con người.
B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.
C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.
Câu 13 (0,25 điểm). Có bao nhiêu bước để thực hiện lập kế hoạch cho mục tiêu cá nhân?
A. 8. | B. 7. | C. 6. | D. 5. |
Câu 14 (0,25 điểm). Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải tôn trọng lẽ phải?
A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
B. Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.
Câu 15 (0,25 điểm). Vì sao việc lên kế hoạch cụ thể cho các công việc lại quan trọng?
A. Tiết kiệm thời gian.
B. Tiết kiệm công sức.
C. Sắp xếp công việc thuận tiện hơn.
D. Định hướng rõ ràng, giải quyết được các vấn đề trong khi tiến hành làm.
Câu 16 (0,25 điểm). Em có thể làm gì để giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trường học?
A. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
B. Không sử dụng các vật sắc nhọn trong lớp.
C. Ngồi ngay ngắn nghe thầy cô giảng bài.
D. Cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học và xung quanh sân trường.
Câu 17 (0,25 điểm). “Lan học hơi đuối môn Toán, em đặt mục tiêu sẽ trở thành học sinh học khá môn học này trong năm tới. Em tập trung ôn luyện các bài tập đó trong thời gian nghỉ hè, sưu tầm làm thêm bài tập của các dạng làm thêm. Sau một năm thành tích môn toán của Lan đã tiến bộ vượt bậc, không chỉ dừng lại ở học khá mà thành tích về môn Toán của Lan đứng nhất nhỉ lớp”.
Theo em, thành công trong việc học môn Toán của bạn Lan là từ đâu?
A. Vì bản thân Lan đã học tốt môn toán từ trước.
B. Lan học tốt môn Toán là do bạn có kế hoạch cụ thể trong việc học tập và rèn luyện môn Toán.
C. Lan học tốt môn Toán lên là nhờ ăn may.
D. Lan học tốt môn Toán vì bạn được bạn khác giúp đỡ trong học tập.
Câu 18 (0,25 điểm). Hành vi của nhân vật nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.
B. Chị P nhắc nhở bà X khi thấy bà X cố tình trả thiếu tiền cho khách hàng.
C. Phát hiện kẻ móc túi trên xe bus, bạn T đã bí mật báo cho bác phụ xe.
D. Thấy bạn D mở tài tài liệu trong giờ kiểm tra nhưng K ngó lơ, im lặng.
Câu 19 (0,25 điểm). “Là kiểm lâm trong một khu rừng lớn. Bác Minh thi thoảng đốn một vài cây gỗ quý để bán lấy tiền”.
Theo em, hành vi của bác Minh là đúng hay sai?
A. Hành vi của bác Minh là sai, bác không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình còn trực tiếp gây ra các thiệt hại cho môi trường.
B. Bác Minh thực hiện tốt nhiệm vụ mà mình được giao.
C. Số gỗ mà bác Minh đem bán không quá nhiều để gây thiệt hại cho môi trường.
D. Số cây gỗ trong môi trường rất nhiều nên chặt đi một vài cây gỗ quý thì không ảnh hưởng gì đến môi trường.
Câu 20 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng.
B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên.
C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất.
Câu 21 (0,25 điểm). Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”.
Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học.
B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta.
C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiếm diện.
D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành.
Câu 22 (0,25 điểm). Để lập được kế hoạch học tốt môn Tiếng Anh em cần phải bắt đầu từ đâu?
A. Cam kết sẽ học tập môn Tiếng Anh thật tốt.
B. Xác định thời gian và động lực học môn học này.
C. Liệt kê những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu học tốt môn Tiếng Anh.
D. Điều chỉnh cách thức thực hiện các việc em cần làm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Câu 23 (0,25 điểm). Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?
A. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai.
B. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân.
C. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn.
D. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại.
Câu 24 (0,25 điểm). Em cần làm như thế nào để trở thành một cá nhân biết bảo vệ lẽ phải trong môi trường lớp học?
A. Chỉ chơi với những người mình thích.
B. Không can thiệp vào việc sai trái của các bạn trong lớp vì không phải việc của mình
C. Thầy cô bảo gì thì làm nấy.
D. Dám lên tiếng khi có bạn làm việc sai trái trong lớp học.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Mục tiêu cá nhân là gì? Mục tiêu cá nhân được phân ra thành những loại nào?
b. Nêu các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
Câu 2 (1,0 điểm). Cho tình huống:
“Anh D và anh T là đôi bạn thân. Hôm nay, anh D có dịp về quê của anh T chơi. Anh T rủ anh D đến hồ phía sau nhà để câu cá. Mặc dù ngồi rất lâu nhưng anh D vẫn chưa câu được con cá nào. Anh D cảm thấy mất kiên nhẫn và nói với anh T: “Câu mãi chẳng được gì, chán thật”. Suy nghĩ một lúc, anh T quyết định đi mượn máy kích điện để bắt cá”.
Em có nhận xét gì về việc làm của anh T? Nếu là anh D, em sẽ làm gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 2,0 | |
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 | |
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân | 2 | 1 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 5,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 4 | 8 | 0 | ||||
Bảo vệ lẽ phải | Nhận biết | Chỉ ra được nhận định đúng về bảo vệ lẽ phải. | 1 | C11 | ||
Thông hiểu | - Nêu được lí do không nên nói dối, đặt điều với con trẻ. - Nêu được quan điểm về nhận định “lẽ phải là những điều khoa học chứng minh là đúng”. - Nêu được lí do cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải tôn trọng lẽ phải. - Chỉ ra được hành vi của nhân vật không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. | 4 | C3, C7, C14, C18 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách xử lí tình huống về bảo vệ lẽ phải. - Chỉ ra được nhận định của bạn là sai và cách xử lí tình huống về bảo vệ lẽ phải. - Nêu được những việc cần làm để trở thành một cá nhân biết bảo vệ lẽ phải trong môi trường lớp học. | 3 | C5, C21, C24 | |||
Bài 5 | 8 | 1 | ||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Chỉ ra câu ca dao tục ngữ thể hiện kinh nghiệm quan sát tự nhiên của con người. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra các hành được cho phép thực hiện. - Chỉ ra các dịch bệnh của con người hiện nay chủ yếu do các loại hình ô nhiễm nào gây ra. - Nêu được lí do chúng ta cần phải bảo vệ môi trường. - Nêu được lí do chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. | 4 | C4, C8, C9, C20, | |||
Vận dụng | - Nêu nhận xét về việc làm của nhân vật trong tình huống. - Nêu các biện pháp có thể làm gì để giữ gì vệ sinh môi trường xung quanh trường học. - Nêu được quan điểm của em về hành vi của bác Minh trong tình huống. | 3 | C2, C16, C19 | |||
Vận dụng cao | Nêu được cách giải quyết tình huống về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 6 | 8 | 1 | ||||
Xác định mục tiêu cá nhân | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về mục tiêu cá nhân. - Nêu số bước để thực hiện lập kế hoạch cho mục tiêu cá nhân. - Nêu được khái niệm mục tiêu cá nhân và cách phân loại mục tiêu cá nhân. - Nêu các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. | 2 | 1 | C6, C13 | C1 ýa (TL), C1 ýb (TL) |
Thông hiểu | - Nêu được kết quả của một việc có một mục tiêu rõ ràng. - Chỉ ra việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào. - Nêu được lí do việc lên kế hoạch cụ thể cho các công việc lại quan trọng. - Nêu được cách có thể xác định các mục tiêu dài hạn. | 4 | C10, C12, C15, C23 | |||
Vận dụng | - Nêu được lí do Lan thành công trong việc học môn Toán. - Nêu được những việc cần làm để lập được kế hoạch học tốt môn Tiếng Anh. | 2 | C17, C22 |