Đề thi giữa kì 1 công dân 8 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn GDCD 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. “Nhằm kịp thời động viên, hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Liên đoàn Lao động huyện đã đến trao tặng quà cho đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tuyến đầu phòng chống dịch”. Câu trên thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
- Tôn sư trọng đạo
- Tương thân tương ái
- Hiếu thảo
- Uống nước nhớ nguồn
Câu 2. Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là?
- Ngôn ngữ, trang phục, tập quán
- Cách tìm kiếm một địa chỉ
- Phong thái khi trò chuyện
- Ngôn ngữ
Câu 3. Lao động gồm có những loại nào?
- Lao động trí óc và lao động chân tay.
- Lao động chân tay và lao động thân thể.
- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
- Lao động chân tay và lao động trừu tượng.
Câu 4. Theo em hành động tương trợ lẫn nhau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã giúp người trong vùng dịch vượt qua được khó khăn trước mắt, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo được an sinh xã hội. Giá trị truyền thống nào được thể hiện trong các hành động trên?
- Thực hiện phát triển, thúc đẩy kinh tế của đất nước đi lên
- Tương thân tương ái, đoàn kết
- Giúp đỡ tất cả mọi người trong xã hội
- Mang sức khỏe ra cống hiến cho quê hương đất nước
Câu 5. Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?
- Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm
- Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn
- Chê bai các mẫu cổ phục
- Tư tưởng xính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống
Câu 6. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- 52
- 52
- 53
- 54
Câu 7. Ý nào sau đây đúng?
- Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
- Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
- Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng
Câu 8. Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin không chính xác về các ngày lễ hội truyền thống của Việt Nam. Theo em, mỗi người nên làm gì để có thể bảo vệ được nét đặc sắc riêng của dân tộc?
- Mỗi người cần tìm hiểu về nét đẹp đặc sắc của quê hương mình, có các hành động cứng rắn để chống lại các tin đồn thất thiệt
- Yêu cầu các bên người đăng tải các tin đồn sai sự thật phải gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc đăng lên
- Thường xuyên tham gia vào các lễ hội truyền thống của dân tộc
- Không tham gia vào bởi đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 9. Ý nào không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- Truyền thống hiếu học.
- Giả nhân giả nghĩa.
- Truyền thống yêu nước.
- Truyền thống nhân nghĩa.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?
- Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
- Sáng tạo ra máy phay ruộng
- Vung gieo hạt bằng tay
- Gánh nước tưới cho cây trồng
Câu 11. Sự tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động gì sau đây?
- Học tập rèn luyện tốt
- Thực hiện tốt các quy định điều lệ đã được đặt ra
- Bảo vệ tốt chủ quyền của đất nước
- Thực hiện chống giặc ngoại xâm của đất nước, bảo vệ khỏi các thế lực thù địch làm hại đến chủ quyền đất nước
Câu 12. Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?
- Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng
- Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển
- Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển
- Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ
Câu 13. Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?
- Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
- Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
- Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
- Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý
Câu 14. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
- Nhân ái.
- Tảo hôn.
- Hiếu học.
- Tôn sư trọng đạo.
Câu 15. Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần tránh hành động nào sau đây?
- Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc, máy móc.
- Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
- Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.
Câu 16. Em có đồng tình với hành vi sau, “Khánh cùng các bạn trong lớp lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của thành phố nơi mình sinh sống”.
- Đồng tình. Vì đây là hành động nên làm, tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm sẽ giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử, thêm yêu quý nơi mình được sinh ra
- Không đồng tình, Vì làm như vậy sẽ bị tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc học hành ở trên lớp
- Đồng tình. Vì có thể việc làm này sẽ giúp bạn được cộng thêm điểm vào môn học sử ở trên lớp
- Không đồng tình. Vì lịch sử được giảng dạy ở trường đã bao gồm rất nhiều các trận đánh đẹp của quân và dân ta, chỉ cần học trong sách đã trang bị đủ kiến thức
Câu 17. Em có đồng tình với hành động sau đây: “Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam”.
- Không đồng tình, chị N chỉ nên tìm hiểu về văn hóa của nước Pháp
- Không đồng tình, vì văn hóa của nước nào chỉ người dân nước đó tìm hiểu là đủ
- Đồng tình, hành động của chị N thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các quốc gia trên thế giới
- Đồng tình, vì chị đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật
Câu 18. Hành động nào sau đây thể hiện tính tự giác trong lao động, học tập?
- Chơi game trong giờ làm việc.
- Không làm bài tập về nhà.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ khi đến phiên mình trực nhật.
- Làm qua quýt cho xong để không bị phê bình, khiển trách.
Câu 19. Món ăn đặc trưng trong mỗi dịp Tết của người Việt là gì?
- Bánh dày
- Bánh bao
- Bánh chưng
- Bánh bột lọc
Câu 20. Hành động nào sau đây thể hiện sự tôn trọng đa dạng văn hóa của các quốc gia?
- Tỏ thái độ không thích cách ăn mặc của một số quốc gia trên thế giới
- Không tích cực tham gia vào các hội thảo chia sẻ về kiến thức văn hóa của nhà trường
- Tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc
- Chê bai một số món ăn nước ngoài
Câu 21. Đang trên đi đường đi học về, nhóm của H gặp một cô đang phát tờ rơi về chương trình nghệ thuật đương đại, cô có tiếp cận nhóm của H, giới thiệu về nội dung chương trình và đưa cho các bạn những tờ rơi. Các bạn của H nhận lấy tờ rơi cô đưa, nhưng chỉ vừa đi được vài bước chân thì liền tay vò nát tờ giấy và tỏ ý bảo những chương trình như vậy hiện không còn hợp với giới trẻ nữa. Nếu là H, em sẽ làm gì khi nghe các bạn nói như vậy?
- Nói với các bạn hành động của các bạn là chưa đúng đắn, các bạn không nên vò nát tờ giấy ngay khi vừa mới nhận từ cô, bảo với các bạn về sự cần thiết của việc bảo vệ và phát huy các loại hình nghệ thuật đương đại, cổ truyền
- Không phản ứng gì về hành động của các bạn, vì sao mỗi người cũng có một quan điểm riêng
- Mỗi người đều có sở thích riêng, không nên áp đặt các bạn phải có đam mê giống mình
- Nếu các bạn không thích, các bạn có thể bỏ tờ rơi, và tỏ thái độ riêng, không nên bắt ép các bạn phải yêu thích một loại hình nghệ thuật không phù hợp
Câu 22. Thế nào là lao động sáng tạo?
- Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc
- Không bỏ cuộc khi có khó khăn
- Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động
- Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động
Câu 23. Để có tính tự giác và sáng tạo học sinh cần rèn luyện điều gì?
- Không cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo.
- Cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập.
- Chỉ cần rèn luyện tính tự giác.
- Chỉ cần rèn luyện tính sáng tạo.
Câu 24. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu tục ngữ:
“Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho”
- Lao động sáng tạo.
- Trung thực.
- Lao động tự giác.
- Tiết kiệm.
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm):
- Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Em hãy nêu một số biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo.
- Lao động cần cù, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống?
Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:
- Mẹ của L cho rằng, việc học tập trong sách vở mới là quan trọng còn dành thời gian để tìm hiểu những sự kiện vốn không liên quan gì đến chương trình học làm cho L sao nhãng việc học hành tại lớp, mẹ đã không cho phép L tham gia các buổi ngoại khóa tìm hiểu về các lễ hội truyền thống được tổ chức tại truòng vào cuối tuần. Em có nhận xét gì về hành động trên? Nếu em là L, em sẽ làm gì?
- Thời buổi hội nhập, mở cửa, nhiều người Việt Nam thích dùng hàng ngoại, ăn diện theo “mốt” Tây, dùng tiếng Việt, pha tiếng nước ngoài, tổ chức các buổi lễ không thuộc trong văn hóa của người Việt Nam ta, đổ xô đi học ngoại ngữ. Em có nhận xét gì về những hành động trên? Vì sao?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | 4 |
| 2 |
| 1 | 0,5 | 1 |
| 8 | 0,5 | 3 |
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | 3 |
| 3 |
|
| 0,5 | 2 |
| 8 | 0,5 | 3 |
3. Lao động cần cù, sáng tạo | 3 | 0,5 | 3 | 0,5 | 1 |
| 1 |
| 8 | 1 | 4 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 0,5 | 8 | 0,5 | 2 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 10 |
Điểm số | 2,5 | 1 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 |
|
Tổng số điểm | 3,5 điểm 35% | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL | TN | TL | TN | |||
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết một số truyền thống của dân tộc Việt Nam - Nhận biết được giá trị của các truyền thống thống dân tộc Việt Nam | 4 | C1, C4, C9, C14 | ||
Thông hiểu | - Trình bày những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc - Đánh giá được hành vi, việc làm của những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc | 2 | C5, C11 | |||
Vận dụng | Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc | 0,5 | 1 | C2a | C16 | |
Vận dụng cao | Trả lời câu hỏi mở rộng và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học | 1 | C21 | |||
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | Nhận biết | Nhận biết những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới | 3 | C2, C6, C19 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới - Hiểu được những hành động nên và không nên làm để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới | 3 | C7, C12, C20 | |||
Vận dụng | Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới | 0,5 | C2b | |||
Vận dụng cao | Trả lời câu hỏi và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học | 2 | C8, C17 | |||
3. Lao động cần cù, sáng tạo | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù sáng tạo trong lao động | 0,5 | 3 | C1a | C3, C10, C22 |
Thông hiểu | - Hiểu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động - Nêu được những hành động nên và không nên làm để thể hiện, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo trong lao động | 0,5 | 3 | C1b | C15, C18, C23 | |
Vận dụng | Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động | 1 | C13 | |||
Vận dụng cao | Giải thích được ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến chủ đề bài học | 1 | C24 |