Đề thi giữa kì 1 công dân 8 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn GDCD 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- Truyền thống quê hương.
- Phong tục tập quán.
- Truyền thống gia đình.
- Nét đẹp bản địa.
Câu 2. Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích?
- Xóa bỏ nạn phân biệt giới tính
- Xóa bỏ nạn phân biệt màu da
- Xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới và bảo đảm sự hiểu biết và tôn trọng nhân phẩm của con người
- Công nhận quyền con người
Câu 3. Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?
- Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
- Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới
- Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
- Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động
Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
- Nhân ái.
- Tảo hôn.
- Hiếu học.
- Tôn sư trọng đạo.
Câu 5. Hiến máu cứu người là một truyền thống tốt đẹp thể hiện truyền thống
- Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
- Lao động, cần cù
- Tương thân, tương ái
- Kiên cường, bất khuất
Câu 6. Tượng nữ thần tự do là một trong những biểu tượng của nước nào?
- Mỹ
- Nhật
- Trung Quốc
- Pháp
Câu 7. Điều nào sau đây thể hiện sự tôn trọng về văn hóa của các quốc gia?
- Tỏ thái độ không thích cách ăn mặc của một số quốc gia trên thế giới
- Không tích cực tham gia vào các hội thảo chia sẻ về kiến thức văn hóa của nhà trường
- Tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc
- Chê bai một số món ăn nước ngoài
Câu 8. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Tân thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Tân rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Tân, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- Không tham gia, không nên hoài cổ về quá khứ
- Làm ngơ vì không đáng gì tự hào
- Đồng ý tham gia một cách hăng hái, tích cực
- Vẫn đồng ý mặc dù không thích để khỏi mất lòng bạn bè
Câu 9. Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?
- Hà Nội.
- Ninh Bình.
C.Thái Bình.
- Hưng Yên.
Câu 10. Đâu không là biểu hiện của sáng tạo?
- Say mê trong nghiên cứu
- Tìm tòi trong lao động
- Làm việc chăm chỉ trong một khoảng thời gian
- Nghĩ ra những thứ mới lạ
Câu 11. Học sinh tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương khi
- Tìm hiểu truyền thống đánh giặc
- Tích cực học tập, rèn luyện
- Tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm
- Tích cực lao động, sản xuất
Câu 12. Vì sao các quốc gia lại muốn giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa của quốc gia mình đến các bạn bè thế giới?
- Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
- Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
- Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
- Giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nền văn hóa của quốc gia
Câu 13. Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?
- Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
- Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
- Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
- Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý
Câu 14. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:
- Định kiến.
- Thời gian.
- Quan niệm.
- Lối sống.
Câu 15. Đâu không phải là ý nghĩa của sự cần cù và sáng tạo trong lao động đối với cuộc sống của chúng ta?
- Giúp chúng ta tạo ra được nhiều giá trị cho cuộc sống
- Giúp chúng ta được mọi người yêu quý và trân trọng hơn
- Là những phẩm chất cần thiết giúp chúng ta nâng cao được vốn hiểu biết, tiết kiệm thời gian lao động, tạo ra được các giá trị cho bản thân và xã hội
- Khi công nghệ phát triển, chúng ta không nhất thiết phải lao động cần cù và sáng tạo, bởi đã có máy móc làm việc.
Câu 16. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Tân thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Tân rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Tân, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- Không tham gia, không nên hoài cổ về quá khứ
- Làm ngơ vì không đáng gì tự hào icon
- Đồng ý tham gia một cách hăng hái, tích cực icon
- Vẫn đồng ý mặc dù không thích để khỏi mất lòng bạn bè
Câu 17. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc, được thêu cầu kì của dân tộc mình và luôn ao ước có thể làm những bộ trang phục đẹp như vậy. H dự định sẽ tự may, thêu cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn T và X đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?
- H
- T
- P
- H, T, P
Câu 18. Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?
- Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người
- Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh
- Nguồn việc làm dồi dào
- Đất canh tác được cải thiện
Câu 19. Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào?
- Hàn Quốc
- Phần Lan
- Italia
- Nhật bản
Câu 20. Đâu là ý nghĩa của việc tôn trọng đa dạng của các dân tộc?
- Khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới và sáng tạo
- Tham gia các hội thảo chia sẻ về các nền văn hóa
- Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
- Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
Câu 21. Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?
- Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
- Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên.
- Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.
- Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.
Câu 22. Đâu không là biểu hiện của cần cù?
- Chăm chỉ trong công việc
- Chịu khó trong công việc
- Chuyên cần trong công việc
- Làm việc theo sở thích
Câu 23. Đâu là việc chúng ta nên làm để rèn luyện đức tính lao động cần cù, sáng tạo?
- Phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động
- Chùn bước trước những khó khăn thử thách
- Chỉ sử dụng kết quả lao động của người khác
- Ăn cắp tác phẩm của người khác
Câu 24. Đâu là câu tục ngữ không chỉ truyền thống lao động của người Việt Nam?
- Cần cù bù thông minh
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Cái khó ló cái khôn
- Uống nước nhớ nguồn
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm):
- Em hiểu thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Học sinh cần rèn luyện ý thức tự giác và óc sáng tạo như thế nào?
Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:
- Tong cuộc thi hùng biện tiếng Anh do Trường Trung học cơ sở X tổ chức, bạn H cùng nhóm bạn hăng hái sưu tầm tư liệu, hình ảnh để chuẩn bị tham gia dự thi với đề tài hiếu học. Không chỉ tích cực tham gia dự thi, nhóm của bạn H còn đam mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học và đã từng đạt giải thưởng cao. Trái lại với nhóm bạn H, bạn K cho rằng học sinh nên tập trung vào việc học tập và hoàn thành các môn được giảng dạy trên trường lớp, những hoạt động khác không nên tham gia quá nhiều để tránh tốn thời gian ôn luyện bài vở. Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn H và bạn K. Nếu em là bạn cùng lớp với bạn H và bạn K, em sẽ làm gì?
- Bạn K và bạn N cùng đi xem văn nghệ ở trường. Khi đến tiết mục văn nghệ của lớp 8B, một bạn người Lào biểu diễn tiết mục hát múa truyền thống của đất nước mình. Bạn K tập trung lắng nghe nhưng bạn N lại cười đùa với một số bạn khác. Không những thế, bạn N còn hỏi bạn K “Bạn có hiểu gì không mà nghe chăm chú thế?”. Bạn K đáp: “Đó là tiết mục truyền thống của đất nước bạn, mình nên có thái độ tôn trọng”. Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của bạn N và bạn K trong tình huống trên?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | 4 |
| 2 |
| 1 | 0,5 | 1 |
| 8 | 0,5 | 3 |
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | 3 |
| 3 |
|
| 0,5 | 2 |
| 8 | 0,5 | 3 |
3. Lao động cần cù, sáng tạo | 3 | 0,5 | 3 | 0,5 | 1 |
| 1 |
| 8 | 1 | 4 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 0,5 | 8 | 0,5 | 2 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 10 |
Điểm số | 2,5 | 1 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 |
|
Tổng số điểm | 3,5 điểm 35% | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL | TN | TL | TN | |||
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết một số truyền thống của dân tộc Việt Nam - Nhận biết được giá trị của các truyền thống thống dân tộc Việt Nam | 4 | C1, C4, C9, C14 | ||
Thông hiểu | - Trình bày những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc - Đánh giá được hành vi, việc làm của những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc | 2 | C5, C11 | |||
Vận dụng | Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc | 0,5 | 1 | C2a | C16 | |
Vận dụng cao | Trả lời câu hỏi mở rộng và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học | 1 | C21 | |||
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | Nhận biết | Nhận biết những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới | 3 | C2, C6, C19 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới - Hiểu được những hành động nên và không nên làm để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới | 3 | C7, C12, C20 | |||
Vận dụng | Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới | 0,5 | C2b | |||
Vận dụng cao | Trả lời câu hỏi và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học | 2 | C8, C17 | |||
3. Lao động cần cù, sáng tạo | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù sáng tạo trong lao động | 0,5 | 3 | C1a | C3, C10, C22 |
Thông hiểu | - Hiểu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động - Nêu được những hành động nên và không nên làm để thể hiện, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo trong lao động | 0,5 | 3 | C1b | C15, C18, C23 | |
Vận dụng | Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động | 1 | C13 | |||
Vận dụng cao | Giải thích được ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến chủ đề bài học | 1 | C24 |