Đề thi cuối kì 1 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Để thực hiện lí tưởng sống cao đẹp thanh niên học sinh ngày nay cần phải làm gì?
A. Đóng góp thật nhiều của cải trong các cuộc vận động, ủng hộ người nghèo
B. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết.
C. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của địa phương.
D. Làm giàu bằng chính tài năng của mình, không gò bó phụ thuộc vào cái đã có.
Câu 2 (0,25 điểm). Người được tha thứ nhận được điều gì?
A. Được mọi người yêu mến, tin cậy.
B. Có cơ hội sửa chữa lỗi lầm.
C. Có cơ hội làm việc ở các công ti lớn.
D. Nhận ra tầm quan trọng của lòng khoan dung.
Câu 3 (0,25 điểm). Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là:
A. Hoạt động thể chất.
B. Hoạt động cộng đồng.
C. Hoạt động văn hóa.
D. Hoạt động tập thể.
Câu 4 (0,25 điểm). Thiếu khách quan sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Nhìn nhận đúng bản chất con người.
B. Sai lầm trong ứng xử.
C. Ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ con người.
D. Ứng xử phù hợp với sự việc xảy ra.
Câu 5 (0,25 điểm). Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
A. Chạy đua vũ trang
B. Đối đầu thay đối thoại.
C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
D. Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
Câu 6 (0,25 điểm). Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp là bước thứ mấy?
A. Bước thứ nhất.
B. Bước thứ hai.
C. Bước thứ ba.
D. Bước thứ tư.
Câu 7 (0,25 điểm). Để quản lí thời gian hiệu quả, cần thực hiện theo bao nhiêu bước?
A. Hai bước.
B. Ba bước.
C. Bốn bước.
D. Năm bước.
Câu 8 (0,25 điểm). Điền từ thiếu vào chỗ trống: “Thiếu khách quan sẽ dẫn tới những ... trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng ... tới các mối quan hệ”.
A. Yếu tố; khách quan.
B. Bình đẳng; tích cực.
C. Nhân tố; tích cực.
D. Sai lầm; tiêu cực.
Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của công bằng?
A. Đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật.
B. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người nhưng có tính đến yếu tố khác biệt.
C. Người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn.
D. Người giàu phải được tạo cơ hội nhiều hơn người nghèo.
Câu 10 (0,25 điểm). “Giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang” được gọi là:
A. Bảo vệ hoà bình.
B. Bảo vệ nhân dân.
C. Bảo vệ đất nước.
D. Bảo vệ nền dân chủ.
Câu 11 (0,25 điểm). Trường hợp nào sau đây quản lí thời gian chưa hiệu quả?
A. Anh H thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc.
B. Bạn M luôn lên kế hoạch học tập, thời gian biểu rõ ràng.
C. Bạn T là học sinh giỏi và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
D. Chị K luôn biết cân bằng thời gian làm việc và chăm sóc gia đình hợp lí.
Câu 12 (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?
A. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
B. Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.
C. Học tủ, học gạo.
D. Học đến đâu sào luôn đến ấy.
Câu 13 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về lòng khoan dung?
A. Người khoan dung là người không định kiến, hẹp hòi.
B. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị,
C. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.
D. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.
Câu 14 (0,25 điểm). Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
Câu 15 (0,25 điểm). Em nghĩ gì về việc nghỉ ngơi và giải trí trong quá trình làm việc?
A. Rất quan trọng để tái tạo năng lượng và cân bằng lại cuộc sống.
B. Không cần thiết trong lúc công việc nhiều và căng thẳng.
C. Nghỉ ngơi và giải trí là lãng phí thời gian.
D. Chỉ khi mệt mỏi mới cần thiết để nghỉ ngơi.
Câu 16 (0,25 điểm). Sự kiến đánh dấu nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời?
A. Cách mạng tháng tám.
B. Giải phóng thủ đô.
C. Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
D. Vua Bảo Đại thoái vị.
Câu 17 (0,25 điểm). Thiếu công bằng sẽ dẫn tới hậu quả gì?
A. Tạo nên bất công, bất bình đẳng, mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.
B. Đem lại lợi ích nhiều hơn cho những người nghèo.
C. Khiến cho người yếu thế có nhiều cơ hội hơn để phát triển.
D. Khiến cho những người tài năng thực sự có nhiều cơ hội hơn phát triển.
Câu 18 (0,25 điểm). Làm thế nào để giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?
A. Đặt ra giới hạn thời gian làm việc cho bản thân.
B. Ưu tiên công việc trước hết.
C. Cái gì cần giải quyết trước thì thực hiện trước.
D. Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chú trọng nhiều hơn.
Câu 19 (0,25 điểm). Vợ chồng ông B có hai người con, con trai 10 tuổi và con gái 4 tuổi. Ông B rất chiều chuộng, yêu quý và thường xuyên mua quà cho con gái mà ít mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái. Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của ông B?
A. Ông B làm như vậy là đúng. Vì người con gái vẫn còn bé, mới chỉ có 4 tuổi.
B. Ông B không nên làm như vậy, vì ông B có cả hai người con nên đối xử công bằng, yêu thương với cả 2 con như nhau để các con cùng cảm thấy được quan tâm, chăm sóc.
C. Ông B làm như vậy là đúng vì con gái cần yêu quý, chiều chuộng hơn con trai.
D. Ông B không nên làm như vật. Vì con trai mới là người cần quan tâm, chăm sóc hơn con gái.
Câu 20 (0,25 điểm). T là một người rát dễ mất tập trung trong lúc làm việc. Nếu em là bạn của T em sẽ làm gì để giúp T ứng phó với sự phân tâm và mất tập trung khi làm việc?
A. Khuyên T nên sắp xếp thời gian làm việc đúng cách để cải thiện sự phân tâm của mình.
B. Khuyên T nên tìm môi trường yên tĩnh để làm việc.
C. Không quan tâm tới việc mất tập trung của T.
D. Khó mà điều chỉnh vì nó đã trở thành thói quen của T.
Câu 21 (0,25 điểm). Câu “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói về điều gì?
A. Tinh thần thiếu công bằng, khách quan vì không
B. Nguyên tắc công bằng, ai cũng phải chịu trách nhiêm cho hành động của mình.
C. Thể hiện tinh thần khách quan, công bằng vì cần bằng chứng để chứng minh tội phạm.
D. Thể hiện không công bằng, không đảm bảo sự bình đẳng.
Câu 22 (0,25 điểm). Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải sống khách quan, công bằng?
A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
B. Vì học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.
Câu 23 (0,25 điểm). T và H tranh cãi nhau về đáp án bài toán rất nảy lửa. T có nặng lời nói H là tính sai rồi mà cứ cãi liều. Nếu em là H thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
A. Cãi bằng được với bạn T, vì bạn T rất bảo thủ.
B. Im lặng rời đi, từ sau không chơi với bạn T nữa.
C. Hạ giọng, xin lỗi bạn T, cùng nhau giải lại để tìm ra đáp án đúng của bài toán.
D. Bực tức vì bạn T không nể nang gì mình cả.
Câu 24 (0,25 điểm). H luôn có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn. Nếu em là bạn thân của H, em sẽ làm gì để giúp H?
A. Ủng hộ H vì đó là thói quen làm việc của H.
B. Khuyên H nên chỉ tập trung vào học thôi, nếu không sẽ sa sút.
C. Không nói gì với H, vì sợ tình bạn bị rạn nứt.
D. Khuyên H nên sắp xếp công việc theo thời gian biểu để tránh làm này quên kia.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Em hãy trình bày khái niện quản lí thời gian hiệu quả. Ý nghĩa của quản lí thời gian hiệu quả.
b. Em hãy trình bày các cách quản lí thời gian hiệu quả.
Câu 2 (1,0 điểm). Hai quán giải khát C và G đối diện nhua. Quán X đồ uống ngon, đa dạng, giá cả hợp lí, thái độ phục vụ tốt nên đông khách. Trong khi đó, quán G vắng khách. Chủ quán G là người thân của V nên nhờ V và một số bạn khác đưa tin chê quán C, khen quán G lên mạng xã hội. Chủ quản hứa sẽ cho các bạn mỗi tuần một lần uống trả sữa miễn phó.
Nếu là V em sẽ làm gì?
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 4: Khách quan và công bằng | 1 | 0 | 2 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 2,5 | |
Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0 | 1,25 | |
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 1 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 7 | 1 | 4,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 2 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được những phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên. | 1 | C12 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 2 | 0 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | Nhận biết được những người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa sai | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được nhận định không đúng về lòng khoan dung | 1 | C13 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |
Bài 3 | 2 | 0 | ||||||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm hoạt động cộng đồng | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những yêu cầu khi tham gia hoạt động cộng động | 1 | C14 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 4 | 6 | 1 | ||||||||
Khách quan và công bằng | Nhận biết | Nhận biết được hậu quả của thiếu khách quan | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được biểu hiện của công bằng Hậu quả của việc thiếu công bằng | 2 | C9, 17 | |||||||
Vận dụng | Thể hiện được thái độ bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày. Giải thích được những câu ca dao nói về bình đẳng. Cần phải giáo dục được học sinh về sống bình đẳng, công bằng | 3 | C19, 21, 22 | |||||||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình huống | 1 | C2 (TL) | |||||||
Bài 5 | 5 | 0 | ||||||||
Bảo vệ hoà bình | Nhận biết | - Nhận biết được xu thế chung của thế giới hiện nay. - Nhận biết được khái niệm của khách quan. | 2 | C5, 8 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được thế nào là bảo vệ hoà bình. Chỉ ra được các sự kiện lịch sử của nước ta | 2 | C10, 16 | |||||||
Vận dụng | Biết được những biện pháp giải quyết tình huống về hoà bình | 1 | C23 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 6 | 7 | 1 | ||||||||
Quản lí thời gian hiệu quả | Nhận biết | Nhận biết được biện pháp lựa chọn công việc phù hợp. Nhận biết được các bước quản lí thời gian hiệu quả Trình bày được khái niệm, ý nghĩa và các cách để quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 1 | C6, 7 | C1 (TL) | ||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những trường hợp quản lí thời gian chưa hiệu quả. Chỉ ra được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả | 3 | C11, 15, 18 | |||||||
Vận dụng | Nêu được cách quản lí thời gian hợp lí | 2 | C20, 24 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||