Đề thi cuối kì 1 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau: “Quản lí thời gian hiệu quả được hiểu là biết cách ..., sử dụng thời gian một cách hợp lí, không lãng phí để hoàn thành công việc theo kế hoạch đã đề ra”.

A. sắp xếp.

B. tổng hợp.

C. lựa chọn.

D. tập hợp.

Câu 2 (0,25 điểm). Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp là bước thứ mấy?

A. Bước thứ nhất.

B. Bước thứ hai.

C. Bước thứ ba.

D. Bước thứ tư.

Câu 3 (0,25 điểm). Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng:

A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.

C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.

D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

 Câu 4 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.

B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.

C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.

D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.

Câu 5 (0,25 điểm). Trong các quan hệ pháp luật, công bằng được thể hiện như nào?

A. Đảm bảo được quy luật cuộc sống.

B. Che giấu cho những việc làm sai trái.

C. Tách biệt được các mối quan hệ.

D. Đảm bảo được các nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng.

Câu 6 (0,25 điểm). Công bằng mang lại lợi ích gì cho cộng đồng?

A. Lợi ích cá nhân cho từng người.

B. Mâu thuẫn xảy ra.

C. Có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau.

D. Bất bình đẳng trong các mối quan hệ.

Câu 7 (0,25 điểm). Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cộng đồng là gì?

A. Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm.

B. Nâng cao được giá trị của bản thân.

C. Xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

D. Hình thành và phát triển các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề.

Câu 8 (0,25 điểm). Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người:

A. Có lòng khoan dung.

B. Có lòng yêu tổ quốc.

C. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ.

D. Có lòng biết ơn.

Câu 9 (0,25 điểm). Những câu hát: “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?

A. Bài hát “Đội ca”.

B. Bài hát “Quốc ca”.

C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”.

D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”.

Câu 10 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?

A. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

B. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.

C. Mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi, hối hận khi bản thân mắc sai lầm.

D. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 11 (0,25 điểm). Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?

A. Yêu nước, yêu tập thể.

B. Rộng lượng, chân thành.

C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.

Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng về khách quan?

A. Là sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc và ý thức, ý chí con người.

B. Được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

C. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống.

D. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh.

Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công bằng?

A. Được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.

B. Có vai trò trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

C. Thiếu công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm.

D. Thực hiện công bằng, mỗi người cần thường xuyên rèn luyện thái độ, nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.

Câu 14 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây không phải là cách giải quyết mâu thuẫn?

A. Thảo luận để đưa ra cách giải quyết.

B. Đàm phán về quyền lợi giữa hai bên.

C. Gây chiến nếu cảm thấy bất lợi cho mình.

D. Hòa giải và can ngăn các bất đồng diễn ra.

Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.

B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.

D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 16 (0,25 điểm). Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc theo thứ tự là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?

A. Xác định mục tiêu công việc.

B. Xác định thời gian cụ thể.

C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

D. Thực hiện kế hoạch.

Câu 17 (0,25 điểm). Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?

A. Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi trò chơi điện tử.

B. Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.

C. Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.

D. Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.

Câu 18 (0,25 điểm). Quan điểm nào dưới đây không đúng về khách quan và công bằng?

A. Người sống khách quan và công bằng chỉ thiệt thòi cho mình.

B. Có thể rèn luyện phẩm chất khách quan và công bằng từ khi còn là học sinh.

C. Khách quan và công bằng là phẩm chất tốt đẹp của công dân.

D. Khách quan, công bằng thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

Câu 19 (0,25 điểm). H luôn có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn. Nếu em là bạn thân của H, em sẽ làm gì để giúp H?

A. Ủng hộ H vì đó là thói quen làm việc của H.

B. Khuyên H nên chỉ tập trung vào học thôi, nếu không sẽ sa sút.

C. Không nói gì với H, vì sợ tình bạn bị rạn nứt.

D. Khuyên H nên sắp xếp công việc theo thời gian biểu để tránh làm này quên kia.

Câu 20 (0,25 điểm). Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?

A. Bạn T, M.

B. Bạn T, C.

C. Bạn M, D.

D. Bạn T, M, C và D.

 Câu 21 (0,25 điểm). Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?

A. Bạn X, T.

B. Bạn Y, B.

C. Bạn B, G, S, T.

D. Bạn X, G, S, T.

Câu 22 (0,25 điểm). Anh M tình cờ gặp gỡ anh N sau 10 năm tốt nghiệp đại học. Anh M hăng say kể cho bạn nghe về những công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh M quay sang hỏi anh N: “Bạn có nhờ bạn K hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công”. Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật M?

A. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì thành công không được tạo nên từ kiến thức học được trên ghế nhà trường, mà còn từ trải nghiệm cuộc sống, cơ hội, may mắn,…

B. M suy nghĩ đúng. K nghịch nhất lớp thì khó đạt được thành công.

C. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì M không phải bạn thân của K.

D. M suy nghĩ đúng. Vì những người nghịch như K sẽ không được xã hội tôn trọng, khó có được việc làm phù hợp.

Câu 23 (0,25 điểm). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, cần viết”, “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra”. Đoạn tư liệu trên có nội dung gì?

A. Sự khách quan rất quan trọng đối với người làm báo. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhân vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó.

B. Công bằng không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội.

C. Sự khách quan là yếu tố quyết định thành công với người làm báo.

D. Lời khuyên răn các nhà báo không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân.

Câu 24 (0,25 điểm). Em nghĩ gì về việc nghỉ ngơi và giải trí trong quá trình làm việc?

A. Rất quan trọng để tái tạo năng lượng và cân bằng lại cuộc sống.

B. Không cần thiết trong lúc công việc nhiều và căng thẳng.

C. Nghỉ ngơi và giải trí là lãng phí thời gian.

D. Chỉ khi mệt mỏi quá mới cần thiết để nghỉ ngơi.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Biểu hiện của hoà bình.

b. Hãy kể những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết.

Câu 2 (1,0 điểm). Là quản đốc của một xưởng sản xuất, chị B phân công cho em gái công việc nhẹ nhàng mặc dù không đúng chuyên môn. Cuối năm, chị lập danh sách đề xuất khen thường những người thân thiết với mình, không dựa trên năng suất lao động, đóng góp của mỗi người. Nhiều người bức xúc trước cách quản lí của chị B nhưng không biết nên làm như thế nào.

Em có nhận xét gì về cách quản lí của chị B. Theo em, những người lao động trong phân xưởng đó nên làm gì?

BÀI LÀM:

        ………………………………………………………………………………………....   ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………  …………………………………………………………………………………………  ……………………………………………………………………………………….... 
 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 1. Sống có lí tưởng

0

0

1

0

0

0

0

0

1

0

0,25

 

Bài 2. Khoan dung

1

0

1

0

0

0

0

0

2

0

0,5

 

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

1

0

1

0

0

0

0

0

2

0

0,5

 

Bài 4: Khách quan và công bằng

2

0

3

0

2

0

0

1

7

1

2,75

 

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

2

1

2

0

2

0

0

0

6

1

4,5

 

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

2

0

2

0

2

0

0

0

6

0

1,5

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

20%

1,5 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1

1

0

Sống có lí tưởng

Nhận biết

Thông hiểu

Chỉ ra được bài hát về lý tưởng của thanh niên

1

C9

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 2

2

0

Khoan dung

Nhận biết

Nhận biết được lòng khoan dung

1

C8

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không đúng với ý nghĩa của khoan dung

1

C10

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 3

2

0

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết

Nhận biết được ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng

1

C7

Thông hiểu

Biết được những chuẩn mực đạo đức cần thiết của công dân trong hoạt động cộng đồng

1

C11

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 4

7

1

Khách quan và công bằng

Nhận biết

Nhận biết được công bằng được thể hiện trong pháp luật.

- Lợi ích của công bằng trong công đồng

2

C5, 6

Thông hiểu

Biết được những nội dung không đúng về khách quan

Biết được nội dung không đúng về công bằng.

Chỉ ra được quan điểm không đúng về khách quan công bằng

3

C12, 13, 18

Vận dụng

Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống

2

C22, 23

Vận dụng cao

Áp dụng kiến thức đã học giải quyết được tình huống

1

C2

(TL)

Bài 5

6

1

Bảo vệ hoà bình

Nhận biết

- Nhận biết được những cách bảo vệ hoà bình.

- Nhận biết được những việc làm bảo vệ hoà bình.

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện hoà bình. Một số biện pháp bảo vệ hoà bình

2

1

C3, 4

C1

(TL)

Thông hiểu

Chỉ ta được những biểu hiện không phải giải quyết mâu thuẫn.

Chỉ ra được tình yêu hoà bình

2

C14, 15

Vận dụng

Chỉ ra được những trường hợp không đúng về bảo vệ hoà bình và thể hiện hoà bình

2

C20, 21

Vận dụng cao

Bài 6

6

0

Quản lí thời gian hiệu quả

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm quản lí thời gian.

Nhận biết được các cách quản lí thời gian

2

C1, 2

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung quản lí thời gian hiệu quả

2

C16, 17

Vận dụng

Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả

2

C19, 24

Vận dụng cao

           

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay