Đề thi cuối kì 1 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Bước đầu tiên trong thực hiện kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả là gì?
A. Điều chỉnh mục tiêu công việc.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Xác định mục tiêu công việc.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 2 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống: “Hòa bình là ... không có chiến tranh hay ... vũ trang; con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc.”
A. xu hướng; chiến tranh.
B. tình trạng; xung đột.
C. biểu hiện; chiến tranh.
D. xu hướng; xung đột.
Câu 3 (0,25 điểm). Biểu hiện của khách quan là gì?
A. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
B. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
C. Nhìn nhận sự vật một cách chính xác.
D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.
Câu 4 (0,25 điểm). Để học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng, nhà trường cần làm gì?
A. Tạo điều kiện và môi trường thoải mái cho học sinh tham gia.
B. Nghiêm cấm hành vi tham gia các hoạt động xã hội, ảnh hưởng việc học.
C. Thờ ơ, không quan tâm hoạt động ngoại khóa của học sinh.
D. Không hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng ở trường.
Câu 5 (0,25 điểm). Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người:
A. Có lòng khoan dung.
B. Có lòng yêu tổ quốc.
C. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ.
D. Có lòng biết ơn.
Câu 6 (0,25 điểm). Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến:
A. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.
B. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
C. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.
D. của cải để xây dựng đường xá quê hương.
Câu 7 (0,25 điểm). Quản lí thời gian hiệu quả mang lại lợi ích gì cho mỗi người?
A. Chủ động trong cuộc sống, công việc.
B. Biết cách làm việc và học tập.
C. Lãng phí thời gian hoàn thành công việc.
D. Tạo khuôn mẫu để thực hiện theo cho đúng.
Câu 8 (0,25 điểm). Trái nghĩa với hòa bình là gì?
A. Tự chủ
B. Cô lập
C. Xung đột
D. Biểu tình
Câu 9 (0,25 điểm). Tại sao thực hiện kế hoạch cần quyết tâm?
A. Để đảm bảo tính kỉ luật và tuân thủ kế hoạch.
B. Vì làm việc gì cũng cần quyết tâm.
C. Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian thuần thục.
D. Giảm áp lực, tạo động lực cho người thực hiện.
Câu 10 (0,25 điểm). Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?
A. Xác định các công việc cần hoàn thành.
B. Xác định thời hạn của mỗi công việc.
C. Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc.
D. Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên.
Câu 11 (0,25 điểm). Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
A. 30/4/1975.
B. 01/5/1975.
C. 02/9/1945.
D. 30/4/1954.
Câu 12 (0,25 điểm). Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?
A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
C. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
D. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
Câu 13 (0,25 điểm). Biểu hiện nào không phải là khách quan, công bằng?
A. Đề cử người có tài làm cán bộ lãnh đạo.
B. Giao công việc cho nam và nữ ngang nhau.
C. Xử phạt những học sinh vi phạm quy định của nhà trường.
D. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?
A. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
C. Ủng hộ ý kiến sai theo số đông các bạn trong lớp.
D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Câu 15 (0,25 điểm). Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi:
A. bản thân thấy vui vẻ và thoải mái.
B. họ xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm.
C. họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
D. họ cảm thấy hối hận vì sai lầm.
Câu 16 (0,25 điểm). Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
Câu 17 (0,25 điểm). Sống có lí tưởng có ý nghĩa gì đối với đất nước?
A. Giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu.
B. Góp phần xây dựng nước giàu, dân mạnh.
C. Được xã hội công nhận, tôn trọng.
D. Trở thành người có năng lực, bản lĩnh.
Câu 18 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự công bằng?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
B. Che giấu tội ác của hung thủ vì sợ liên quan đến gia đình.
C. Không nghe lời khuyên nhủ của bất cứ ai để cải thiện bản thân.
D. Đứng ra bảo vệ bạn thân dù bạn có lỗi với người khác.
Câu 19 (0,25 điểm). Làm thế nào để giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?
A. Đặt ra giới hạn thời gian làm việc cho bản thân.
B. Ưu tiên công việc trước hết.
C. Cái gì cần giải quyết trước thì thực hiện trước.
D. Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chú trọng nhiều hơn.
Câu 20 (0,25 điểm). Em hiểu câu nói sau như thế nào: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”?
A. Trong cuộc sống không có gì là quý cả, ngay cả độc lập và tự do.
B. Bất cứ thứ gì cũng đều cao quý hơn độc lập, tự do.
C. Độc lập và tự do là những giá trị quý báu nhất trong cuộc sống.
D. Không ai có đủ tiền để mua được độc lập, tự do.
Câu 21 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói về sự khách quan, công bằng?
A. Nói có sách, mách có chứng.
B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
C. Quân pháp bất vị thân.
D. Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Câu 22 (0,25 điểm). T là người rất dễ mất tập trung trong lúc làm việc. Nếu em là bạn của T, em sẽ làm gì để giúp T ứng phó với sự phân tâm và mất tập trung khi làm việc?
A. Khuyên T nên sắp xếp thời gian làm việc đúng cách để cải thiện sự phân tâm của mình.
B. Khuyên T nên tìm kiếm môi trường yên tĩnh để làm việc.
C. Không quan tâm tới việc mất tập trung của T.
D. Khó mà điều chỉnh vì nó đã trở thành thói quen của T.
Câu 23 (0,25 điểm). Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?
A. Bạn X, T.
B. Bạn Y, B.
C. Bạn B, G, S, T.
D. Bạn X, G, S, T.
Câu 24 (0,25 điểm). Câu “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói về điều gì?
A. Tinh thần thiếu công bằng, khách quan vì không
B. Nguyên tắc công bằng, ai cũng phải chịu trách nhiêm cho hành động của mình.
C. Thể hiện tinh thần khách quan, công bằng vì cần bằng chứng để chứng minh tội phạm.
D. Thể hiện không công bằng, không đảm bảo sự bình đẳng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Em hãy trình bày biểu hiện và ý nghĩa của khách quan.
b. Theo em, nhận thực và hành vi thiếu khách quan sẽ có tác hại gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Mặc dù lên kế hoạch 22 giờ sẽ đi ngủ những đã 23 giờ mà T vẫn ngồi bàn học. Buổi tối, ăn cơm xong là T liền ngồi vào bàn học ngay, nhưng vừa làm một bài tập bạn đã chạy đến tủ lạnh lấy kem ăn, làm được một bài khác thì bạn nhớ ra cuốn truyện vùa mua nên lại lấy ra đọc, cứ như vậy đã vài giờ đồng hồ trôi qua mà bài tập của T vẫn còn rất nhiều.
Theo em, bạn T đã quản lí thời gian hiệu quả chưa? Vì sao? Em hãy đưa ra lời khuyên giúp bạn.
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………....
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 4: Khách quan và công bằng | 1 | 1 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,5 | |
Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 | |
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 2,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 2 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được ý nghĩa của lí tưởng sống | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được ý nghĩa của lí tưởng sống | 1 | C17 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 2 | 0 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | Nhận biết được biện pháp của lòng khoan dung | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | Biết được biểu hiện của lòng khoan dung | 1 | C15 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |
Bài 3 | 2 | 0 | ||||||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | Nhận biết được những yêu cầu khi tham gia hoạt động cộng đồng | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những lưu ý khi tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | C16 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 4 | 6 | 1 | ||||||||
Khách quan và công bằng | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện của khách quan - Trình bày được biểu hiện và ý nghĩa của khách quan. Nhận thực được những hành vi thiếu khách quan công bằng | 1 | 1 | C3 | C1 (TL) | ||||
Thông hiểu | - Biết được biểu hiện khách quan, công bằng. - Nêu được hành vi không thể hiện khách quan công bằng. - Biểu hiện của sự công bằng | 3 | C13,14, 18 | |||||||
Vận dụng | Biết được những câu ca dao tục ngữ nói về khách quan. | 2 | C21, 24 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 5 | 6 | 0 | ||||||||
Bảo vệ hoà bình | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm hoà bình. - Nhận biết được từ trái nghĩa với hoà bình | 2 | C2, 8 | ||||||
Thông hiểu | - Biết được sự kiện đánh dấu chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. - Biết được phương án không đúng khi nói về hoà bình | 2 | C11, 12 | |||||||
Vận dụng | Biết và giải thích được những câu nói về hoà bình | 2 | C20, 23 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 6 | 6 | 1 | ||||||||
Quản lí thời gian hiệu quả | Nhận biết | - Nhận biết được các bước thực hiện trong kế hoạch quản lí thời gian. - Nhận biết được những lợi ích của quản lí thời gian đem lại | 2 | C1, 7 | ||||||
Thông hiểu | - Biết được ý nghĩa của thực hiện kế hoạch. - Biết được các bước xác định mục tiêu công việc | 2 | C9, 10 | |||||||
Vận dụng | Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả. | 2 | C19, 22 | |||||||
Vận dụng cao | Thực hiện được các kĩ năng quản lí thời gian | 1 | C2 (TL) | |||||||