Đề thi giữa kì 2 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?
A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.
B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.
C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.
D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.
Câu 2 (0,25 điểm). Đâu là cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?
A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.
B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
C. Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.
D. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 3 (0,25 điểm). Em hãy cho biết tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh là như thế nào?
A. Là hành vi mua sắm đồ dùng tùy thích.
B. Là các hành vi mua sắm các đồ dùng có yếu tố “xanh”, thân thiện với môi trường.
C. Là các hành vi mua sắm đồ dùng trong các dịp giảm giá.
D. Là hành vi tự cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho gia đình.
Câu 4 (0,25 điểm). Trước những tình huống bất ngờ xảy ra, chúng ta cần phải làm gì?
A. Giữ bình tĩnh, suy xét lại vấn đề để tìm cách ứng phó.
B. Hoảng hốt, tìm sự giúp đỡ của người khác.
C. Cho đó là điều tất yếu, mặc cho nó trôi.
D. Vội vàng xử lí vấn đề, không chia sẻ cho bất cứ ai.
Câu 5 (0,25 điểm). Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. | B. Tốn ít tiền mà vẫn mua được nhiều thứ. |
C. Làm cho của cải không ngừng tăng lên. | D. Luôn luôn tiết kiệm được tiền. |
Câu 6 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là việc:
A. Coi thường khó khăn, thách thức. | B. Kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu cực. |
C. Để mặc cho cảm xúc chi phối. | D. Chấp nhận điều không tốt xảy ra. |
Câu 7 (0,25 điểm). Em hãy cho biết khái niệm của tiêu dùng thông minh?
A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.
Câu 8 (0,25 điểm). “Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá”.
Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
A. Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.
B. Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.
C. Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.
D. Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.
Câu 9 (0,25 điểm). Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?
A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.
B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.
C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.
Câu 10 (0,25 điểm). Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?
A. Chủ động bắt chuyện với mọi người.
B. Giúp đỡ bạn mới nếu bạn gặp khúc mắc trong việc học.
C. Chia sẻ với nhau những câu chuyện trên lớp cũng như ở nhà.
D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 11 (0,25 điểm). Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:
|
Câu 12 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ...... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.
A. thời điểm. | B. bí quyết. | C. chìa khóa. | D. nút thắt. |
Câu 13 (0,25 điểm). Thay đổi nào dưới đây về môi trường có thể xảy ra đối với cuộc sống của bản thân và gia đình?
A. Thời tiết nóng nực vào mùa hè. | B. Mưa theo mùa xảy ra hằng năm. |
C. Lũ lụt xảy ra thường xuyên hằng năm. | D. Sạt lở đất ven sông gần nơi ở của gia đình. |
Câu 14 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ...... hơn trong các tiêu dùng”.
A. nhạy bén. | B. thông minh. | C. lanh lợi. | D. chớp nhoáng. |
Câu 15 (0,25 điểm). “Tú và Linh là đôi bạn thân từ nhỏ. Một hôm, Linh tâm sự với Tú rằng Linh đã sống cùng bà nội từ nhỏ nhưng đợt này bà nội ốm nặng, sợ không qua khỏi và Linh không biết phải sống như thế nào nếu thiếu bà”.
Nếu em là Tú, em nên làm gì?
A. Bảo Linh nên nghỉ học để ở nhà với bà.
B. An ủi Linh, cần bình tĩnh đối diện với sự thật để vượt qua nỗi đau này.
C. Im lặng nhìn Linh khóc, vì không biết làm thế nào.
D. Nói với cô giáo để cô giúp Linh yêu đời trở lại.
Câu 16 (0,25 điểm). Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?
A. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
B. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?
A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.
B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.
C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.
D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.
Câu 18 (0,25 điểm). Ở môi trường học tập mới, ngoài thầy, cô mới, chương trình kiến thức học mới, em còn có điều gì mới?
|
Câu 19 (0,25 điểm). Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí là gì?
A. Mua tất cả những vật dụng, đồ dùng mình muốn.
B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau.
C. Chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng.
D. Mua những đồ dùng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán.
Câu 20 (0,25 điểm). Tính cách của một người bạn như thế nào sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau?
|
Câu 21 (0,25 điểm). Theo em, tiêu dùng là gì?
A. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội.
B. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người.
C. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra.
D. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.
Câu 22 (0,25 điểm). Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải:
A. Thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. Ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
C. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 23 (0,25 điểm). Ý nào sau đây thể hiện người tiêu dùng thông minh?
A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều.
B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại.
C. Mua được sản phẩm có chất lượng.
D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu.
Câu 24 (0,25 điểm). Khi có rắc rối, cách giải quyết nào dưới đây thể hiện việc thích ứng tốt với sự thay đổi?
A. Tin tưởng vào sự hiểu biết và trực giác của bạn.
B. Mặc kệ và tin rằng rắc rối này cũng sẽ qua nhanh, bạn cũng không thể làm gì để thay đổi nó.
C. Tìm hiểu thông tin để giải quyết, xây dựng một môi trường lành mạnh, văn minh.
D. Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Hãy nêu một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình em.
b. Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, hãy nêu các thói quen tiêu dùng không thông minh trong việc sử dụng đồ dùng, sách vở học tập trong lớp em.
Câu 2 (2,0 điểm).
a. “Gửi lời khen ngợi, khích lệ đến người cung ứng khi sử dụng sản phẩm mà cảm thấy hài lòng”.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
b. “Hùng rất đam mê bóng đá. Trong một trận đấu bóng, Hùng bị chấn thương nặng ở chân, không thể đi lại trong một thời gian dài, việc học tập và sinh hoạt đều gặp nhiều khó khăn, đam mê bóng đá phải gác lại trong một khoảng thời gian”.
Nếu là bạn của Hùng, em sẽ làm gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 7: Thích ứng với thay đổi | 6 | 1 | 4 | 0 | 2 | 1 | 0 | 0 | 12 | 2 | 5,0 | ||
Bài 8: Tiêu dùng thông minh | 6 | 0 | 4 | 1 | 2 | 0 | 0 | 1 | 12 | 2 | 5,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 8 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | ||
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 7 | 12 | 2 | ||||
Thích ứng với thay đổi | Nhận biết | - Nêu được những việc cần làm trước những tình huống bất ngờ xảy ra. - Nêu được định nghĩa của việc chấp nhận sự thay đổi trong cuộc sống. - Nêu được những điều không nên làm trong môi trường học tập mới. - Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu. - Nêu được những điều học được ở môi trường học tập mới, ngoài thầy, cô mới, chương trình kiến thức học mới. - Chỉ ra được tính cách của một người bạn sẽ dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau. - Nêu được một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình em. | 6 | 1 | C4, C6, C10, C12, C18, C20 | C1 ýa (TL) |
Thông hiểu | - Chỉ ra được cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. - Chỉ ra được thay đổi về môi trường có thể xảy ra đối với cuộc sống của bản thân và gia đình. - Chỉ ra được điều không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi. - Chỉ ra được biểu hiện của việc thích ứng tốt vơi sự thay đổi khi có rắc rối. | 4 | C2, C13, C17, C24 | |||
Vận dụng | - Nêu lý do mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi. - Đưa ra cách giải quyết cho Tú để giúp đỡ bạn Linh trong tình huống trên. - Nêu được cách xử lý tính huống khi phải đối mặt với thay đổi trong cuộc sống. | 2 | 1 | C1, C15 | C2 ýb (TL) | |
BÀI 8 | 12 | 2 | ||||
Tiêu dùng thông minh | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa của tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh. - Nêu được khái niệm của tiêu dùng thông minh. - Nêu được ý nghĩa của việc sử dụng sản phẩm an toàn. - Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu. - Nêu được khái niệm xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí. - Nêu được định nghĩa tiêu dùng. | 6 | C3, C7, C9, C14, C19, C21, | ||
Thông hiểu | - Nêu được lợi ích của tiêu dùng thông minh. - Nêu được nội dung của việc sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. - Chỉ ra vai trò không thuộc tiêu dùng thông minh. - Chỉ ra được ý thể hiện người tiêu dùng thông minh. - Nêu được lý do đồng ý với ý kiến trên. | 4 | 1 | C5, C11, C16, C23 | C2 ýa (TL) | |
Vận dụng | - Nêu được cách sử dụng sản phẩm tiêu dùng đảm bảo an toàn, hiệu quả. - Nêu được những việc làm để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam. | 2 | C8, C22 | |||
Vận dụng cao | Nêu được các thói quen tiêu dùng không thông minh trong việc sử dụng đồ dùng, sách vở học tập trong lớp em. | 1 | C1 ýb (TL) |