Đề thi cuối kì 1 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay là ý nào sau đây?
A. Phấn đấu có cuộc sống sung túc, giàu sang không bận tâm những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
B. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Phấn đấu làm giàu từ đôi bàn tay của mình, không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
D. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 2 (0,25 điểm). Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:
A. giản dị
B. trung thực
C. khoan dung
D. khiêm tốn
Câu 3 (0,25 điểm). Hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc tương thân, tương ái?
A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động phát triển kinh tế.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
Câu 4 (0,25 điểm). Vai trò của khách quan là:
A. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn mình.
B. Mang lại những cơ hội phát triển vượt bậc cho mỗi cá nhân.
C. Nâng cao quyền lực của mỗi cá nhân.
D. Thể hiện ý chí của tập thể, của số đông.
Câu 5 (0,25 điểm). Hòa bình là khi con người được sống trong môi trường nào?
A. Xã hội an toàn, hạnh phúc.
B. Đấu tranh giành độc lập.
C. Không giao lưu, tiếp xúc với nước khác.
D. Cường quốc vũ khí hạt nhân.
Câu 6 (0,25 điểm). Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta có được điều gì dưới đây?
A. Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tập.
B. Tăng áp lực trông công việc, học tập.
C. Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập, làm việc.
D. Cảm thấy không được tự do và thoải mái.
Câu 7 (0,25 điểm). Phân bổ thời gian cụ thể hoàn thành công việc là bước thứ mấy?
A. Bước thứ nhất.
B. Bước thứ hai.
C. Bước thứ ba.
D. Bước thứ tư.
Câu 8 (0,25 điểm). Khách quan là cách nhìn nhận sự việc, sự vật, con người dựa trên:
A. Chứng cứ và dữ liệu.
B. Ý kiến, quan điểm cá nhân.
C. Tham khảo ý kiến từ mọi người xung quanh.
D. Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet.
Câu 9 (0,25 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự thiếu khách quan, công bằng?
A. Làm người ăn tối lo mai/ Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
B. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.
C. Thương nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông.
D. Dù ai nói ngã nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?
A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.
B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.
Câu 11 (0,25 điểm). Theo em, hòa bình là khát vọng của ai?
A. Các nước đang có chiến tranh.
B. Các nước bị phân biệt chủng tộc, màu da.
C. Tất cả dân tộc, quốc gia trên thế giới.
D. Người già, trẻ nhỏ trên thế giới.
Câu 12 (0,25 điểm). Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?
A. Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi trò chơi điện tử.
B. Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.
C. Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.
D. Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.
Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải là nội dung của bước thực hiện kế hoạch công việc?
A. Tuân thủ công việc theo kế hoạch.
B. Khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
C. Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
D. Xác định cách thức hoàn thành công việc.
Câu 14 (0,25 điểm). Dưới góc độ pháp lí, công bằng được hiểu là:
A. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người.
B. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
C. Người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có được cơ hội như người mạnh hơn.
D. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người và có xét đến yếu tố khác biệt.
Câu 15 (0,25 điểm). Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
D. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người và có xét đến yếu tố khác biệt.
Câu 16 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về lòng khoan dung?
A. Người khoan dung là người không định kiến, hẹp hòi.
B. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị,
C. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.
D. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.
Câu 17 (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?
A. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
B. Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.
C. Học tủ, học gạo.
D. Học đến đâu sào luôn đến ấy.
Câu 18 (0,25 điểm). Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 19 (0,25 điểm). Bạn M sắp tới có kì thi cuối kì nhưng M không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. M cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Nếu em là bạn của M, em sẽ khuyên M như thế nào?
A. Học một chút rồi dành thời gian chơi điện tử.
B. Đồng ý với quan điểm của M vì gần ngày thi học sẽ nhớ kiến thức hơn.
C. M nên phân chia thời gian hợp lí để có thể xem lại và ôn tập kiến thức đã học.
D. Kệ M làm gì thì làm, không liên quan đến mình.
Câu 20 (0,25 điểm). T và H tranh cãi nhau về đáp án bài toán rất nảy lửa. T có nặng lời nói H là tính sai rồi mà cứ cãi liều. Nếu em là H thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
A. Cãi bằng được với bạn T, vì bạn T rất bảo thủ.
B. Im lặng rời đi, từ sau không chơi với bạn T nữa.
C. Hạ giọng, xin lỗi bạn T, cùng nhau giải lại để tìm ra đáp án đúng của bài toán.
D. Bực tức vì bạn T không nể nang gì mình cả.
Câu 21 (0,25 điểm). Trong thôn em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?
A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
B. Coi như không biết chuyện gì xảy ra để không liên lụy.
C. Làm theo các đối tượng lạ.
D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
Câu 22 (0,25 điểm). Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị thu ngân thanh toán trước cho mình. Nếu em là một trong những người xếp hàng ở đấy, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Xông vào đánh anh B vì hành vi thiếu lễ phép đó.
B. Mặc kệ anh B, dù gì cũng có người lên tiếng chống lại hành động đó của anh.
C. Nhẹ nhàng nhắc nhở anh B nên tuân theo quy định xếp hàng, vì có rất nhiều người đang phải đợi.
D. Gọi công an tới xử lí hành động gây rối của anh.
Câu 23 (0,25 điểm). Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải sống khách quan, công bằng?
A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
B. Vì học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.
Câu 24 (0,25 điểm). H là người dễ mất tập trung trong làm việc nên hay bị trễ công việc. Nếu em là bạn H, em sẽ làm gì để giúp H ứng phó với sự phân tâm và mất tập trung khi làm việc?
A. Khuyên H nên sắp xếp thời gian để cải thiện sự phân tâm của mình.
B. Khuyên H nên tìm kiếm công việc khác.
C. Không quan tâm tới việc tập trung của H.
D. Khó mà điều chỉnh vì đó là thói quen của H.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Em hãy trình bày biểu hiện của công bằng. Vai trò của công bằng trong cuộc sống.
b. Em hãy trình bày cách rèn luyện thái độ khách quan, công bằng.
Câu 2 (1,0 điểm). Hoà bình là khát vọng của những nước đang có chiến tranh.
Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………....
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 4: Khách quan và công bằng | 2 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,5 | |
Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 2,5 | |
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 2 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được những phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên | 1 | C17 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 2 | 0 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | Nhận biết được biểu iện của lòng khoan dung | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được những nhận định không đúng về lòng khoan dung | 1 | C16 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |
Bài 3 | 2 | 0 | ||||||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | Nhận biết được ý nghĩa của hoạt động cộng đồng | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những lưu ý khi chọn hoạt động cộng đồng | 1 | C15 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 4 | 6 | 1 | ||||||||
Khách quan và công bằng | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của khách quan. Nhận biết được khái niệm của khách quan Trình bày được biểu hiển, vai trò của khách quan. Cách rèn luyện được thái độ công bằng, khách quan | 2 | 1 | C4, 8 | C1 (TL) | ||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các câu ca dao, tục ngữ nó về vấn đề thiếu khách quan. Chỉ ra được khái niệm công bằng dưới góc độ pháp lí | 2 | C9, 14 | |||||||
Vận dụng | Thể hiện được thái độ công bằng khoan dung trong cuộc sống | 2 | C22, 23 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 5 | 6 | 1 | ||||||||
Bảo vệ hoà bình | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện của hoà bình. | 1 | C5 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được hành vi không thể hiện được tình yêu hoà bình. Chỉ ra được những cá nhân thể hiện khát vọng hoà bình Chỉ ra được phương châm của nước ta trong hoạt động ngoại giao | 3 | C10, 11, 18 | |||||||
Vận dụng | Xử lí các tình huống về hoà bình | 2 | C21, 22 | |||||||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức đã học giải thích tình huống | 1 | C2 (TL) | |||||||
Bài 6 | 6 | 0 | ||||||||
Quản lí thời gian hiệu quả | Nhận biết | Nhận biết được hiệu quả của quản lí thời gian. Nhận biết được các bước quản lí thời gian | 2 | C6, 7 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những trường hợp quản lí thời gian hợp lí. Chỉ ra được các bước thực hiện kế hoạch công việc | 2 | C12, 13 | |||||||
Vận dụng | Chỉ ra được cách quản lí thời gian hiệu quả | 2 | C19, 24 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||