Đề thi cuối kì 1 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây thể hiện quản lí thời gian chưa hiệu quả?
A. Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp với bản thân.
B. Nước đến chân mới nhảy.
C. Đặt mức độ ưu tiên cho mỗi công việc.
D. Lập kế hoạch công việc theo từng ngày.
Câu 2 (0,25 điểm). Cái gì được xem là khát vọng của toàn nhân loại?
A. Giàu có.
B. Hòa bình.
C. Chiến tranh.
D. Lợi nhuận.
Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là biểu hiện của khách quan?
A. Nói những điều có lợi cho mình.
B. Nói theo ý kiến của người có uy tín.
C. Nói theo ý kiến của số đông.
D. Nói những điều dựa trên những chứng cứ và dự liệu xác đáng.
Câu 4 (0,25 điểm). Mục đích của hoạt động cộng đồng là gì?
A. Mở rộng tầm hiểu biết cho con người.
B. Rèn luyện kĩ năng sống.
C. Mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 5 (0,25 điểm). Hay chê bai, kỳ thị sự khác biệt của người khác là biểu hiện của:
A. Tình yêu.
B. Đoàn kết.
C. Thân ái.
D. Ích kỷ.
Câu 6 (0,25 điểm). Để thực hiện lí tưởng sống cao đẹp thanh niên học sinh ngày nay cần phải làm gì?
A. Đóng góp thật nhiều của cải trong các cuộc vận động, ủng hộ người nghèo
B. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết.
C. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của địa phương.
D. Làm giàu bằng chính tài năng của mình, không gò bó phụ thuộc vào cái đã có.
Câu 7 (0,25 điểm). Trái ngược với khách quan là gì?
A. Nhìn nhận, đánh giá về đối tượng chỉ từ góc độ cá nhân, mang tính thiên vị.
B. Nhìn nhận, đánh giá về đối tượng ở những góc độ khác nhau.
C. Nhìn nhận, đánh giá về đối tượng ở những thời điểm khác nhau.
D. Nhìn nhận, đánh giá về đối tượng dựa trên minh chứng cụ thể.
Câu 8 (0,25 điểm). “Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc” được gọi là:
A. Hợp tác.
B. Hoà bình.
C. Dân chủ.
D. Hữu nghị.
Câu 9 (0,25 điểm). Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Dễ làm, khó bỏ.
B. Phận ai người ấy lo.
C.Thắng không kiêu, bại không nản.
D. Nước đến chân mới nhảy.
Câu 10 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?
A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.
B. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.
C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.
Câu 11 (0,25 điểm). Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
A. Nhân dân trong khu dân cư.
B. Nhóm ôn thi.
C. Người Việt Nam ở nước ngoài.
D. Trường học.
Câu 12 (0,25 điểm). Khi đánh giá thành tích làm việc nhóm của mỗi cá nhân, cách đánh giá nào dưới đây của trưởng nhóm thể hiện sự công bằng?
A. Đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân.
B. Tập trung vào kết quả và sự đóng góp.
C. Lấy lợi thế cá nhân làm tiêu chí đánh giá.
D. Nghe theo ý kiến của số đông trong nhóm.
Câu 13 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghĩ giữa các dân tộc.
D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để xảy ra xung đột.
Câu 14 (0,25 điểm). Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta có được điều gì dưới đây?
A. Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tập.
B. Tăng áp lực trong công việc, học tập.
C. Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập, làm việc.
D. Cảm thấy không được tự do và thoải mái.
Câu 15 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây không thể hiện sự công bằng?
A. Giải quyết công việc không thiên vị.
B. Giải quyết công việc theo tình cảm.
C. Giải quyết công việc theo lẽ phải.
D. Giải quyết công việc thấu tình đạt lí.
Câu 16 (0,25 điểm). Tại sao cần bảo vệ hoà bình?
A. Vì hoàn bình giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
B. Vì hòa bình mang đến thảm họa cho loài người.
C. Vì hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.
D. Vì hòa bình giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.
Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là nội dung của bước xây dựng kế hoạch thực hiện công việc?
A. Phân bổ thời gian hợp lí cho công việc.
B. Khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
C. Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
D. Xác định danh sách công việc theo ngày, tuần, tháng.
Câu 18 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
D. Cuộc sống bình yên, ổn định.
Câu 19 (0,25 điểm). Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Nếu em là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?
A. Học một chút rồi dành thời gian chơi điện tử.
B. Đồng ý với quan điểm của D vì gần ngày thi học sẽ nhớ kiến thức hơn.
C. D nên phân chia thời gian hợp lí để có thể xem lại và ôn tập kiến thức đã học.
D. Kệ D làm gì thì làm, không liên quan đến mình.
Câu 20 (0,25 điểm). Có một bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?
A. Đánh lại bạn nếu bạn đụng tới mình.
B. Hẹn bạn để hỏi rõ và nếu bạn không dừng hành vi này lại thì sẽ báo với cô chủ nhiệm.
C. Báo với công an để bắt giam xử lí bạn.
D. Báo với gia đình để đe dọa bạn.
Câu 21 (0,25 điểm). Công ty A tuyển dụng nhân sự đã thể hiện sự khách quan và công bằng khi đưa ra quyết định dựa trên yếu tố nào dưới đây?
A. Ưu tiên những ứng viên có mối quan hệ quen biết.
B. Loại bỏ tất cả những ứng viên không có bằng cấp cao.
C. Chọn ứng viên dựa trên năng lực của họ với công việc.
D. Chấp nhận ứng viên dựa vào ngoại hình và xuất thân.
Câu 22 (0,25 điểm). Bạn H dành nhiều thời gian vào mạng xã hội, chiếm hết thời gian học tập. Nếu em là bạn H, em sẽ khuyên H như thế nào?
A. Khuyên H phân bổ thời gian hợp lí để có thế có thời gian học tập và chơi.
B. Kệ H vì không phải vấn đề của mình.
C. Học một chút rồi dành thời gian vào mạng xã hội.
D. Đồng ý với bạn H để dành thời gian lên mạng xã hội.
Câu 23 (0,25 điểm). Học sinh có thể giam gia tuyên truyền về hoà bình và bảo vệ hoa bình bằng cách nào?
A. Viết bài bình luận không chăn cứ về nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác trên trang cá nhân.
B. Kết hợp các thành phần phản động để chống phá Đảng và nhà nước.
C. Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hoà bình.
D. Ủng hộ những cuộc chiến tranh phi nghĩa, mâu thuận xung đột sắc tộc.
Câu 24 (0,25 điểm). Thiếu công bằng mang lại hậu quả gì?
A. Tạo nên bất công, bất bình đẳng, mâu thuật, xung đột trong các mối quan hệ.
B. Đem lại lợi ích nhiều hơn cho những người nghèo.
C. Khiến cho người yếu thế có nhiều cơ hội hơn để phát triển.
D. Khiến cho những người có tài năng thật sự có nhiều cơ hội để phát triển.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, hoà bình là gì? Biểu hiện của hoà bình là gì?
b. Hoà bình mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống?
Câu 2 (1,0 điểm). Nhóm của A nhận nhiệm vụ điều tra, khảo sát về thực trạng môi trường địa phương. Bạn P nói: “Không cần điều tra làm gì cho mất thời gian, chỉ cần lấy các số liệu trong một báo cáo nào đó về môi trường điền vào là được”.
Nếu là thành viên của nhóm A, em sẽ nói gì với P?
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………....
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 4: Khách quan và công bằng | 1 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 5 | 1 | 2,25 | |
Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 2 | 1 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 7 | 1 | 4,75 | |
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 2 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được việc cần làm của học sinh để có lí tưởng sống | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được câu thành ngữ nói về lí tưởng sống | 1 | C9 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 2 | 0 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện của ích kỉ | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được phương án biểu hiện lòng khoan dung | 1 | C10 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |
Bài 3 | 2 | 0 | ||||||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | Nhận biết được mục đích của hoạt động cộng đồng | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải là nhóm cộng động | 1 | C11 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 4 | 6 | 1 | ||||||||
Khách quan và công bằng | Nhận biết | - Nhận biết được biểu hiện của khách quan. - Nhận biết được từ trái nghĩa với khách quan | 2 | C4, 7 | ||||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được những biểu hiện thể hiện sự công bằng. - Chỉ ra được việc không thể hiện sự công bằng | 2 | C12, 15 | |||||||
Vận dụng | - Thể hiện được thái độ công bằng hàng ngày. - Nêu được những mâu thuẫn khi thiếu công bằng | 2 | C21, 24 | |||||||
Vận dụng cao | Vận dụng được những kiến thức đã học giải quyết tình huống | 1 | C2 (TL) | |||||||
Bài 5 | 7 | 1 | ||||||||
Bảo vệ hoà bình | Nhận biết | - Nhận biết được khát vọng của nhân loại. - Nhận biết được khái niệm về hoà bình - Trình bày được khái niệm và biểu hiện của hoà bình. - Ý nghĩa của hoà bình. | 2 | 1 | C2, 8 | C1 (TL) | ||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được việc làm góp phần bảo vệ hoà bình nhân loại. - Chỉ ra được ý nghĩa bảo vệ hoà bình. - Chỉ ra được hành vi thể hiện lòng yêu hoà bình | 3 | C13, 16, 18 | |||||||
Vận dụng | - Nêu được những hoạt động gây ra xung đột. - Những biện pháp để tham gia tuyên truyền hoà bình và bảo vệ hoà bình | 2 | C20, 23 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 6 | 5 | 0 | ||||||||
Quản lí thời gian hiệu quả | Nhận biết | - Nhận biết được những việc làm thể hiện quản lí thời gian chưa hợp lí | 1 | C1 | ||||||
Thông hiểu | - Ý nghĩa của quản lí thời gian hiệu quả. - Chỉ ra được đâu không phải nội dụng của các bước xác định kế hoạch thực hiện | 2 | C14, 17 | |||||||
Vận dụng | Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả | 2 | C19, 22 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||