Đề thi giữa kì 1 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Để thực hiện lí tưởng sống cao đẹp thanh niên học sinh ngày nay cần:

A. Đóng góp thật nhiều của cải trong cuộc vận động, ủng hộ người nghèo.

B. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết.

C. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào địa phương.

D. Làm giàu bằng chính tài năng của mình, không gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Câu 2 (0,25 điểm). Đối lập với khoan dung là:

A. Chia sẻ.

B. Hẹp hòi, ích kỉ.

C. Trung thành.

D. Tự trọng.

Câu 3 (0,25 điểm). Biện pháp nào sau đây là biện pháp mở rộng các mối quan hệ cộng đồng?

A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.

B. Tham gia các câu lạc bộ.

C. Đưa ra các hình thức hoạt động đa dạng.

D. Sắp xếp tổ chức thời gian các hoạt động hợp lý.

Câu 4 (0,25 điểm). Người sống hoà nhập cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh:

A. Trong một số trường hợp.

B. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

C. Để làm giàu cho gia đình.

D. Để phục vụ thiên nhiên.

Câu 5 (0,25 điểm). Biểu hiện sống thiếu lí tưởng sống hiện nay của thanh niên là:

A. Năng động trong công việc.

B. Vượt khó trong học tập.

C. Đấu tranh chống lại hiện tượng xấu trong xã hội.

D. Sống ỷ lại, thực dụng.

Câu 6 (0,25 điểm). Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa sai thì được gọi là.

A. Đoàn kết.

B. Tương trợ.

C. Khoan dung.

D. Trung thành.

Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng khi nói về câu nói “Cống hiến là nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”?

A. Cống hiến là việc làm đầu tiên.

B. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ.

C. Biết nhìn về tương lai.

D. Phải biết hướng về cội nguồn, sống có mục đích lí tưởng để sống và cống hiến.

Câu 8 (0,25 điểm). Lí tưởng sống là:

A. Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

B. Khát vọng làm giàu bằng chính tài năng, sức lực của mình.

C. Được đi khám phá những vùng đất mới.

D. Khai hoang, làm giàu trên những vùng đất khô cằn, sỏi đá.

Câu 9 (0,25 điểm). Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Hoạt động trồng cây khu phố.

B. Hoạt động thăm các thương binh.

C. Hoạt động tặng quà cho người nghèo.

D. Hoạt động học tập hàng ngày.

Câu 10 (0,25 điểm). Khi sống có lí tưởng, con người sẽ:

A. Không phải đổi mặt với những khó khăn.

B. Tìm kiếm được mục tiêu trong cuộc sống.

C. Kiến tạo được một thế giới hoàn hảo.

D. Giảm thiểu được áp lực từ xã hội.

Câu 11 (0,25 điểm). Lòng khoan dung giúp gì trong giao tiếp?

A. Tạo ra sự biết ơn và tôn trọng.

B. Tạo ra sự tranh cãi và xung đột.

C. Tăng cường sự tự tin.

D. Bảo vệ ý kiến cá nhân.

Câu 12 (0,25 điểm). Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là:

A. Xây dựng nước XHCN.

B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nước XHCN.

C. Xây dựng cơ sở vật chất của nước chủ nghĩa xã hội.

D. Thực hiện thắng lợi CNH – HĐH đất nước.

Câu 13 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

A. M thường xuyên tham gia tình nguyện ở địa phương.

B. T luôn xa lánh L vì hoàn cảnh gia đình bạn không tốt

C. D luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.

D. K dụ dỗ H lấy cắp tiền của mẹ đi mua đồ chơi.

Câu 14 (0,25 điểm). Tham gia hoạt động cộng đồng mang lại ý nghĩa nào đối với cá nhân?

A. Mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kĩ năng.

B. Kiếm thêm được nhiều tiền để trang trải cuộc sống.

C. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, lan tỏa giá trị tích cực.

D. Trở lên nổi tiếng và được nhiều người chú ý.

Câu 15 (0,25 điểm). Những biểu hiện tham gia hoạt động cộng đồng một cách thờ ơ cần:

A. Phê phán.

B. Ủng hộ.

C. Không quan tâm.

D. Bôi xấu.

Câu 16 (0,25 điểm). Hoạt động nào thể hiện lí tưởng sống của thanh niên?

A. Từ chối tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Trốn trách việc phải tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

C. Làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

D. Từ chối tham gia hoạt động cộng đồng.

Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là lòng khoan dung?

A. Nhẹ nhàng chỉ bảo con cái mỗi khi con làm sai.

B. Nặng lời chửi mắng em nhỏ khi em làm vỡ cốc.

C. Hay chê bai người khác.

D. Hãy trả đũa người khác.

Câu 18 (0,25 điểm). Người được tha thứ nhận được điều gì?

A. Được mọi người yêu mến, tin cậy.

B. Có cơ hội sửa chữa lỗi lầm.

C. Có cơ hội làm việc ở các công ti lớn.

D. Nhận ra tầm quan trọng của lòng khoan dung.

Câu 19 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho ý nghĩa cuộc sống và mối quan hệ của mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Hoà hợp với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 20 (0,25 điểm). Một lần H để quên cuốn nhật kí ở trên bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Khi biết D đã đọc trộm cuốn nhật kí của mình H đã rất giận và đã to tiếng với D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D với H làm hoà thì nên làm như thế nào?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Nói với cô để cô xử lí.

C. Xúi bạn H không chơi với bạn D vì D xấu tính.

D. Đứng ra làm hoà khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở D lần sau không động vào đồ của bạn nữa.

Câu 21 (0,25 điểm). Đoàn thanh niên phát động phong trào “ngày chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng ngõ xóm. Em muốn vận động người thân bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trên.

A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm được cho đường làng, ngõ xóm.

B. Động viên, tạo năng lượng tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia.

C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.

D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.

Câu 22 (0,25 điểm). Bài hát của ban nhạc Rock Bức Tường, do nhạc sĩ Trần Lập sáng tác năm 1997, cổ vũ mọi người hãy vượt lên chính mình, vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống như đang trèo lên đỉnh núi vinh quang là:

A. Con đường tôi.

B. Sống như những đoá hoa.

C. Bay thật xa.

D. Đường đến vinh quang.

Câu 23 (0,25 điểm). Em hiểu câu nói dưới đây như thế nào? “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt trời”

A. Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng, định hướng cho cuộc đời mỗi người. Có lí tưởng con người sẽ có mục đích để phấn đấu vươn lên. Lý tưởng sống cao đẹp là điều kiện cho con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn thiện nhân cách.

B. Cho dù là buổi sáng hay buổi đêm, thanh niên cũng cần có lí tưởng sống vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.

C.Giống như ánh mặt trời, lí tưởng sống là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người hướng tới.

D. Lí tưởng sống như ánh sáng chỉ đường để con người không làm việc xấu.

Câu 24 (0,25 điểm). Ai là tác giả của câu nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước được hoàn thành độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Phạm Văn Đồng.

D. Phan Bội Châu.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, thế nào là hoạt động cộng đồng? Em hãy nếu một số hoạt động tiêu biểu của hoạt động cộng đồng.

b. Em hãy nêu ý nghĩa của hoạt động cộng đồng.

Câu 2 (1,0 điểm). H và T tham gia nhóm thiện nguyện giúp đỡ học sinh khó khăn ở vùng cao. Dọc đường đi, thấy đường dốc cheo leo, điều kiện sinh hoạt khó khăn, H rủ T rời nhóm.

Nếu là T, em sẽ nói gì với H?

BÀI LÀM

         

…………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 1. Sống có lí tưởng

4

0

3

0

3

0

0

1

10

1

3.5

 

Bài 2. Khoan dung

2

0

4

0

2

0

0

1

8

0

2,0

 

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

2

1

3

0

1

0

0

0

6

1

4.5

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

20%

1,5 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1

10

1

Sống có lí tưởng

Nhận biết

- Nhận biết được những việc thanh niên cần làm để thể hiện lí tưởng sống.

- Nhận biết được biểu hiện của lí tưởng sống.

- Nhận biết được những câu nói nói về lí tưởng sống.

- nhận biết được khái niệm của lí tưởng sống.

4

C1,5,7,8

Thông hiểu

- Biết được những mục tiêu trong cuộc sống của con người.

- Biết được những nhiệm vụ của thanh niên trong việc sống có lí tưởng.

- Biết được những hoạt động của thành niên thể hiện lí tưởng sống.

3

C10,12,16

Vận dụng

- Xác định được một số bài hát thể hiện lí tưởng sống của con người.

- Hiểu được một số câu nói nói về lí tưởng sống.

- Xác định được tác giả những câu nói nói về lí tưởng sống.

3

C22,23,24

Vận dụng cao

Xứ lí được tình huồng về sống có lí tưởng.

1

C2

(TL)

Bài 2

8

0

Khoan dung

Nhận biết

- Nhận biết được từ trái nghĩa với khoan dung.

- Nhận biết biểu hiện của khoan dung.

2

C2, 6

Thông hiểu

- Biết được ý nghĩa của lòng khoan dung trong giao tiếp.

- Biết được biểu hiện của lòng khoan dung.

- Biết được một số những hành vi của lòng khoan dung.

- Biết được giá trị của lòng khoan dung.

4

C11,13,17,18

Vận dụng

- Xác định được ý nghĩa của lòng khoan dung.

- Xác định và giải quyết một số tình huống về lòng khoan dung.

2

C19,20

Vận dụng cao

Bài 3

6

1

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết

- Nhận biết được một số biện pháp để mở rộng quan hệ cộng đồng.

- Nhận biết được ý nghĩa của hoạt động cộng đồng.

- Nhận biết được thế nào là hoạt động cộng đồng.

- Nêu được một số hoạt động cộng đồng.

- Nhận biết được ý nghĩa của hoạt động cộng đồng.

2

1

C3, C4

C1

(TL)

Thông hiểu

- Phân biệt được đâu là hoạt động cộng đồng.

- Ý nghĩa của cá nhân khi tham gia hoạt động cộng đồng.

- Biết và phê phán những biểu hiện khi tham gia hoạt động cộng đồng một cách thờ ơ.

3

C9,

14,15

Vận dụng

Tuyên truyền, khuyến khích mọi người tham gia vào hoạt động cộng đồng.

1

C21

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay