Đề thi giữa kì 2 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Trước những tình huống bất ngờ xảy ra, chúng ta cần phải làm gì?
A. Giữ bình tĩnh, suy xét lại vấn đề để tìm cách ứng phó.
B. Hoảng hốt, tìm sự giúp đỡ của người khác.
C. Cho đó là điều tất yếu, mặc cho nó trôi.
D. Vội vàng xử lí vấn đề, không chia sẻ cho bất cứ ai.
Câu 2 (0,25 điểm). Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?
A. Nóng tính, quyết đoán. | B. Vội vàng, bộp chộp. |
C. Điềm tĩnh, gan dạ. | D. Tiêu cực, bảo thủ. |
Câu 3 (0,25 điểm). Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?
A. Hai cách. | B. Ba cách. | C. Bốn cách. | D. Năm cách. |
Câu 4 (0,25 điểm). Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?
A. Hoảng loạn và không biết phải làm gì.
B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.
C. Chờ đợi và xem xét tình hình trước khi hành động.
D. Sợ hãi và nhờ người khác giúp đỡ.
Câu 5 (0,25 điểm). Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:
A. Xác định nhu cầu chính đáng. | B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm. |
C. Sử dụng sản phẩm an toàn. | D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. |
Câu 6 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Những thay đổi có thể đến từ ...(1)… bên ngoài hay từ ...(2)… mỗi người”.
A. (1). điều kiện; (2). người thân. | B. (1). hoàn cảnh; (2). bản thân. |
C. (1). yếu tố; (2). gia đình. | D. (1). tác động; (2). nội tâm. |
Câu 7 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 8 (0,25 điểm). “H rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, H và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên H quyết định mua dù không rõ nguồn gốc”.
Nếu em là G, em sẽ làm gì?
A. Ủng hộ H mua để tiết kiệm tiền.
B. Để cho H mua nhưng mình sẽ không ăn.
C. Gọi cho mẹ H để báo rằng H mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.
D. Ngăn H mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Câu 9 (0,25 điểm). Những thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra ảnh hưởng tới bản thân mỗi người?
A. Chuyển trường, học ở trường mới chưa quen bạn bè.
B. Kinh tế đất nước có sự thay đổi, phát triển không bằng năm trước.
C. Học xong lớp 8 chuyển lên học lớp 9.
D. Công ty tuyển thêm các nhân sự mới.
Câu 10 (0,25 điểm). Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Thấy thích thì mua. | B. Luôn chi tiêu có kế hoạch. |
C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình. | D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân. |
Câu 11 (0,25 điểm). Tính cách của một người bạn như thế nào sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau?
A. Chân thành, cởi mở. | B. Ích kỉ, hẹp hòi. |
C. Lợi dụng, thiếu trung thực. | D. Nhờ vả quá nhiều. |
Câu 12 (0,25 điểm). Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?
A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh. | B. Mua những đồ dùng mình thích. |
C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh. | D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh. |
Câu 13 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.
C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.
D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.
Câu 14 (0,25 điểm). Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?
A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.
B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.
D. Chọn lọc thông tin chính xác.
Câu 15 (0,25 điểm). “Chị M thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà”.
Theo em, việc làm của chị M mang lại các lợi ích gì?
A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.
B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.
C. Thói quen của chị M giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.
D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.
Câu 16 (0,25 điểm). Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?
A. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen.
B. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
C. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng.
D. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường.
Câu 17 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin.
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.
D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.
Câu 18 (0,25 điểm). Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?
A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.
B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.
C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.
Câu 19 (0,25 điểm). Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?
A. Đoàn kết. | B. Trung thành. | C. Tự tin. | D. Tiết kiệm. |
Câu 20 (0,25 điểm). Em hãy cho biết khái niệm của tiêu dùng thông minh?
A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.
Câu 21 (0,25 điểm). “Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc”.
Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?
A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.
B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.
C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.
D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.
Câu 22 (0,25 điểm). Theo em, tiêu dùng là gì?
A. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.
B. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội.
C. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người.
D. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra.
Câu 23 (0,25 điểm). Hiện tượng nào dưới đây có thể dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống của gia đình?
A. Bố mẹ thay đổi công việc, nên gia đình chuyển đến nơi ở mới ở tỉnh khác.
B. Quê hương ở nông thôn nơi gia đình đang sinh sống được đô thị hóa, do xuất hiện một số khu công nghiệp mới.
C. Gia đình có thêm thành viên mới.
D. Công việc của bố thay đổi nên thường xuyên đi làm về muộn.
Câu 24 (0,25 điểm). Thích ứng với thay đổi mang lại lợi ích gì cho mỗi người?
A. Không có sự linh hoạt trong cuộc sống. | B. Tự hoàn thiện và phát triển bản thân. |
C. Nản chí trước sự thay đổi của hoàn cảnh. | D. Không bao giờ khuất phục trước sự thay đổi. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Hãy nêu những biện pháp cơ bản để thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống.
b. Hãy nêu cách tiêu dùng thông minh trong việc sinh hoạt hằng ngày của gia đình em.
Câu 2 (2,0 điểm).
a. “Sưu tầm địa chỉ những quán ăn ngon để sử dụng khi cần”.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
b. “Bố Hoa là trụ cột kinh tế của gia đình, không may bố bị tai nạn lao động phải nghỉ việc. Tài chính của gia đình khó khăn, cả nhà phải thay đổi thói quen sinh hoạt, chi tiêu tiết kiệm hơn. Mẹ Hoa vừa nhận thêm việc làm, vừa dành thời gian chăm sóc bố. Hoa cảm thấy khó khăn để thích ứng với hoàn cảnh mới của gia đình”.
Em hãy tư vấn cho Hoa cách để thích ứng với thay đổi này.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 7: Thích ứng với thay đổi | 6 | 1 | 4 | 0 | 2 | 1 | 0 | 0 | 12 | 2 | 5,0 | ||
Bài 8: Tiêu dùng thông minh | 6 | 0 | 4 | 1 | 2 | 0 | 0 | 1 | 12 | 2 | 5,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 8 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | ||
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 7 | 12 | 2 | ||||
Thích ứng với thay đổi | Nhận biết | - Nêu được những điều phỉ làm trước những tình huống bất ngờ xảy ra. - Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu. - Chỉ ra được tính cách của một người bạn sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau. - Nêu được ý nghĩa của việc chấp nhận sự thay đổi là tất yếu. - Chọn được ý kiến đúng khi nói vè người tự tin. - Nêu được lợi ích khi thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. - Nêu được những biện pháp cơ bản để thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. | 6 | 1 | C1, C6, C11, C13, C17, C24 | C1 ýa (TL) |
Thông hiểu | - Chỉ ra được tính cách của người thích ứng tốt với thay đổi. - Chỉ ra được những thay đổi có thể xảy ra ảnh hưởng tới bản thân mỗi người. - Nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. - Chỉ ra được hiện tượng có thể dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống của gia đình. | 4 | C2, C9, C19, C23 | |||
Vận dụng | - Đưa ra cách xử lý khi có một sự thay đổi đột ngột. - Nêu cách xử lý để giúp bạn Hoàng trong tình huống trên. - Nêu được cách xử lý tình huống khi phải đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống. | 2 | 1 | C4, C21 | C2 ýb (TL) | |
BÀI 8 | 12 | 2 | ||||
Tiêu dùng thông minh | Nhận biết | - Nêu được số cách để tiêu dùng thông minh. - Nêu được biểu hiện của tiêu dùng thông minh. - Nêu được xu hướng tiêu dùng xanh. - Nêu được ý nghĩa của việc sử dụng sản phẩm an toàn. - Nêu được khái niệm của tiêu dùng thông minh. - Nêu được khái niệm tiêu dùng. | 6 | C3, C10, C16 C18, C20, C22 | ||
Thông hiểu | - Nêu được nội dung của việc sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. - Chỉ ra được nhận định đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh. - Chỉ ra điều không nên làm để có thói quen tiêu dùng thông minh. - Nêu được lý do phải xác định nhu cầu chính đáng. - Nêu được lý do đồng ý với ý kiến trên. | 4 | 1 | C5, C7, C12, C14, | C2 ýa (TL) | |
Vận dụng | - Nêu ra cách xử lý cho bạn G để giúp bạn H trong tình huống trên. - Nêu được lợi ích từ việc làm của chị M trong tình huống trên. | 2 | C8, C15 | |||
Vận dụng cao | Nêu được các cách tiêu dùng thông minh trong việc sinh hoạt hằng ngày của gia đình em. | 1 | C1 ýb (TL) |