Đề thi cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn HĐTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 9

  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Biết cách xây dựng ngân sách cá nhân, quản lí chi tiêu hợp lí sẽ giúp em trở nên:

  1. độc lập hơn trong cuộc sống.

  2. tự chủ hơn trong cuộc sống.

  3. tự giác hơn trong cuộc sống.

  4. tự tin hơn trong cuộc sống.

     Câu 2 (0,5 điểm). Sự khác biệt giữa người có trách nhiệm và chưa có trách nhiệm là: 

  1. Tìm tới sự giúp đỡ của mọi người khi gặp các vấn đề khó giải quyết.

  2. Tìm cách khắc phục khó khăn để thực hiện có trách nhiệm nhiệm vụ được giao.

  3. Tìm lí do để thay đổi hoặc né tránh các công việc, nhiệm vụ được giao.

  4. Tìm kiến các cách để nhường, chuyển giao công việc cho người khác.

     Câu 3 (0,5 điểm). Có mấy nội dung trong đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh trung học cơ sở ?

  1. 10

  2. 6

  3. 7

  4. 9

     Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?

  1. Không duy trì liên lạc thường xuyên với các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng.
  2. Bị động kết nối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động cộng đồng.
  3. Tìm hiểu thông tin về các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng có thể tham gia hoạt động.
  4. Kêu gọi quyên góp bằng hình thức chuyển khoản không công khai.

     Câu 5 (0,5 điểm). Để quản lí ngân sách cá nhân một cách hiệu quả, điều nào sau đây không đúng?

  1. Tiêu tiền vào những thứ bạn muốn ngay lập tức mà không cần lập kế hoạch.

  2. Bỏ qua các khoản chi tiêu nhỏ vì chúng không quan trọng.

  3. Để tiền vào tài khoản ngân hàng và không theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày.

  4. Lập kế hoạch ngân sách để phân bổ tiền cho các khoản chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng.

     Câu 6 (0,5 điểm). Điều nào sau đây không phải là cách hiệu quả để quản lí ngân sách cá nhân?

  1. Theo dõi tất cả các khoản chi tiêu và lập kế hoạch ngân sách hàng tháng.

  2. Dành toàn bộ tiền lương cho các khoản chi tiêu ngay lập tức mà không cần dự trù cho các khoản chi sau.

  3. Lập danh sách các khoản chi tiêu cần thiết và tiết kiệm trước khi tiêu tiền cho những thứ không cần thiết.

  4. Đặt mục tiêu tiết kiệm và chi tiêu hợp lí, đồng thười thường xuyên xem xét lại ngân sách.

     Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách xây dựng ngân sách cá nhân?

  1. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. 

  2. Lập danh sách các khoản thu, chi hàng tháng.

  3. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.

  4. Theo dõi thường xuyên và điều chính việc chi tiêu cho phù hợp.

     Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách  phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?

  1. Chủ động giúp đỡ người gặp khó khăn.

  2. Ngại tham gia, tiếp xúc với người lạ.

  3. Quyên góp tiền để xây dựng trường học.

  4. Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao.

     Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?

  1. Bất kì tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể tham gia vào và đóng vai trò nhất định. 

  2. Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng.

  3. Liệt kê các việc làm cần thực hiện trong hoạt động.

  4. Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới đó.

     Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải là hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương?

  1. Chăm sóc những hoàn cảnh neo đơn.

  2. Tham gia các lễ hội truyền thống.

  3. Sưu tầm và chia sẻ các tấm gương vượt khó, học giỏi ở địa phương.

  4. Tham gia các hoạt động vui chơi ở lớp.

     Câu 11 (0,5 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

  1. Thắt lưng buộc bụng.

  2. Cơm thừa gạo thiếu.

  3. Thừa giấy vẽ voi.

  4. Lỗ hà ra lỗ hổng.

     Câu 12 (0,5 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhận hậu, sự sẻ chia là

  1. Uống nước nhớ nguồn.
  2. Con nhà lính, tính nhà quan.
  3. Chia ngọt sẻ bùi.
  4. Thắng không kiêu, bại không nản.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí trong các tình huống sau:

Tình huống 1:“Làng của Ngân làm gốm nên những ngày đi học về sớm Ngân thường dành 1 giờ để phụ bác sắp xếp các sản phẩm và dọn dẹp cửa hàng. Ngày Chủ nhật, Ngân đến xưởng của bác để hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm nghề làm gốm. Mỗi tháng, bác thưởng cho Ngân 1 000 000 đồng”.

 Tình huống 2: “Nhà Thắng có một trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Ngoài giờ lên lớp, Thắng thường giúp bố mẹ chăm sóc đàn gà và cây trồng. Những lúc rảnh rỗi Thắng giúp bố mẹ chỉnh sửa các hình ảnh và những đoạn phim ngắn mà bố đã quay, chụp về các sản phẩm của trang trại và dựng thành một đoạn phim hoàn chỉnh, đăng lên mạng xã hội để quảng cáo, bán hàng. Mỗi tháng, Thắng được bố mẹ thưởng 300 000 đồng cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi và 200 000 đồng cho việc hỗ trợ quảng cáo, bán hàng”.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy phân tích ngắn gọn vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức và giải quyết các vấn đề học đường như bạo lực học đường hoặc sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 4: Sống có trách nhiệm

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

4,0

 

Chủ đề 5: Em và cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

6,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

 

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 4

2

1

Sống có trách nhiệm

Nhận biết

- Nhận điện được lợi ích việc biết cách xây dựng ngân sách cá nhân, quản lí chi tiêu hợp lí.

- Nhận điện dược sự khác biệt giữa người có trách nhiệm và chưa có trách nhiệm.

2

C1, C2

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về quản lí ngân sách cá nhân một cách hiệu quả.

- Nhận diện được ý không  phải là cách hiệu quả để quản lí ngân sách cá nhân.

- Nhận diện được ý không phải là cách xây dựng ngân sách cá nhân.

3

C5, C6, C7

Vận dụng

- Nêu được câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm.

Xác định và xử lí tình huống xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí trong các tình huống.

2

C11

C1 (TL)

Vận dụng cao

Chủ đề  5

4

1

Em và cộng đồng

Nhận biết

- Nhận diện được nội dung trong đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh trung học cơ sở.

- Nhận diện được cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

2

C3, C4

Thông hiểu

- Nhận diện được nội dung không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- Nhận diện được ý không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

- Nhận diện được ý không phải là hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

3

Vận dụng

- Nêu được câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhận hậu, sự sẻ chia.

1

C12

Vận dụng cao

- Phân tích được vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức và giải quyết các vấn đề học đường như bạo lực học đường hoặc sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát.

1

C2 (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay