Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn HĐTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9
CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Biểu hiện của gia đình hạnh phúc là:
A. Bầu không khí trong gia đình luôn vui vẻ, thoải mái.
B. Các thành viên không tôn trọng nhau, thường xuyên chỉ trích và chê bai nhau.
C. Xuất hiện những hành động bạo lực tinh thần và thể xác.
D. Mọi người thường xuyên vô tâm với nhau.
Câu 2 (0,25 điểm). Lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình là:
A. Nói lời cục cằn, thô lỗ khi người thân cần sự giúp đỡ.
B. Không quan tâm người thân khi ốm, mệt.
C. Không ngừng chỉ trích người thân ngay cả khi đó là lỗi rất nhỏ.
D. An ủi người thân khi không vui.
Câu 3 (0,25 điểm). Cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình là:
A. Để các thành viên lớn tuổi hơn chủ động nói chuyện trước.
B. Thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân nếu người thân chủ động xin lỗi.
C. Luôn phải phân định rõ ràng ai là người đúng và ai là người sai.
D. Thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên.
Câu 4 (0,25 điểm). Có bao nhiêu việc làm em có thể tham gia để phát triển kinh tế gia đình?
Vô số.
3
4
1
Câu 5 (0,25 điểm). Danh lam thắng cảnh là:
A. cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
B. cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
C. cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
D. địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Câu 6 (0,25 điểm). Mục đích của việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương là gì?
A. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch từ các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp của quê hương.
B. Đem lại tầm ảnh hưởng và nổi tiếng của quê hương đến với công chúng, thu hút khách du lịch trong nước.
C. Chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài đến để quảng bá vẻ đẹp quê hương, xứ sở đến bạn bè quốc tế.
D. Ca ngợi vẻ đẹp đồng thời quảng bá hình ảnh danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp quê hương đến cộng đồng.
Câu 7 (0,25 điểm). Quảng bá là:
A. các hình thức tuyên truyền miễn phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
B. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt hình ảnh đến với người dân.
C. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với người được hướng tới.
D. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí hoặc không trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với mọi người.
Câu 8 (0,25 điểm). Có bao nhiêu hình thức để thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước?
Vô số.
3
4
1
Câu 9 (0,25 điểm). Cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học là:
A. Ưu tiên những việc khẩn cấp, quan trọng cần làm trước.
B. Cố gắng hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
C. Ghi nhớ trong đầu những công việc cần làm.
D. Ưu tiên các công việc của người lớn trước các công việc của con cái.
Câu 10 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc?
A. Mọi người quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình.
B. Các thành viên có trách nhiệm trong việc sắp xếp, thực hiện các công việc trong gia đình.
C. Các thành viên biết cách giải quyết khi bất đồng nảy sinh trên cơ sở đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
D. Bầu không khí trong gia đình thường xuyên nặng nề.
Câu 11 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình?
Cách giáo dục con cái.
Thói quen sinh hoạt.
Việc dành thời gian trong gia đình.
Thẳng thắn chia sẻ.
Câu 12 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong những cách phát triển kinh tế gia đình?
Mua sắm các thiết bị trong gia đình.
Phụ giúp gia đình kinh doanh.
Bán các math hàng thủ công.
Kinh doanh mặt hàng phù hợp.
Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải là những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?
A. Kể các câu chuyện vui vẻ, hài hước cho người thân nghe.
B. Nói lời khen ngợi, tặng quà chúc mừng cho người thân.
C. Hỏi thăm về học tập và công việc. Chăm sóc khi người thân mệt, ốm.
D. Vô tâm khi người thân không vui hoặc cần sự giúp đỡ.
Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa bản thân em với các thành viên trong gia đình?
A. Không thống nhất với anh chị em trong phân công việc nhà.
B. Không hài lòng với ý kiến của bố mẹ về việc kết bạn của mình
C. Không thống nhất về biện pháp giải quyết công việc cá nhân.
D. Không hài lòng với anh chị em về thói quen sinh hoạt.
Câu 15 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Khai thác rừng trái phép.
B. Nghiêm cấm hành vi chặt phá rừng.
C. Phủ xanh đất trống đồi trọc.
D. Bảo vệ rừng phòng hộ, nguyên sinh.
Câu 16 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải mục đích tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên?
A. Thể hiện niềm tự hào đối với quê hương.
B. Khai thác triệt để phục vụ phát triển kinh tế.
C. Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương.
D. Thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là một thắng cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh?
- Bến cảng nhà Rồng.
- Dinh Độc Lập.
- Công viên Đầm Sen.
- Dinh vua Mèo.
Câu 18 (0,25 điểm). Đâu không phải là một thắng cảnh của Hà Nội?
Chùa Bái Đính.
Đền Ngọc Sơn.
Hoàng Thành Thăng Long.
Hồ Hoàn Kiếm.
Câu 19 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương?
A. Thực hiện các quy định về bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
B. Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
C. Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
D. Khai thác vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên cho phát triển du lịch, dịch vụ.
Câu 20 (0,25 điểm). Đâu không phải là nguyên nhân tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường?
A. Nguyên vật liệu làm suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
B. Sự thiếu đồng bộ trong việc sản xuất và kinh doanh.
C. Sự thiếu đồng bộ trong việc sản xuất và kinh doanh.
D. Khí thải phát ra bầu khí quyển trong quá trình sản xuất.
Câu 21 (0,25 điểm). Đâu là biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả và đơn giản nhất?
A. Tuyên truyền đến các nhà máy, xí nghiệp.
B. Tuyên truyền đến người dân các địa phương.
C. Chính quyền ban hành bộ luật về bảo vệ môi trường.
D. Thiết lập ban quản lí, giám sát môi trường ở các địa phương.
Câu 22 (0,25 điểm). Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Phòng chống ô nhiễm môi trường chính là........”.
A. bảo vệ môi trường sống của con người.
B. bảo vệ môi trường sống của các loài động vật trên trái đất.
C. bảo vệ sự đa dạng sinh học của trái đất.
D. bảo vệ môi trường sống của con người và động vật trên trái đất.
Câu 23 (0,25 điểm). Thực hành giải quyết tình huống sau:
Hoài được giao bán các mặt hàng đồ ăn nhanh tại hội chợ của lớp. Các bạn sau khi mua, ăn xong bèn vứt túi ni lông ngay tại quầy của Hoài.
A. Hoài sẽ cùng mọi người xung quanh nhặt rác.
B. Hoài sẽ nhắc nhở các bạn vứt rác đúng nơi quy định tránh làm bẩn sân trường
C. Hoài sẽ tiếp tục bán hàng và cử bạn khác đi nhặt rác.
D. Hoài sẽ lên tiếng phê bình và thông báo với giáo viên của lớp.
Câu 24 (0,25 điểm). Thực hành cách giải quyết tình huống sau: Trong khu dân cư nhà Linh sinh sống có một bãi rác tự phát.
A. Linh sẽ làm biển báo phạt tiền nếu vứt rác không đúng quy định.
B. Linh sẽ cùng mọi người bắt quả tang những người vứt rác bừa bãi.
C. Linh sẽ làm biển báo và báo cáo với tổ dân phố để giải quyết vấn đề.
D. Linh sẽ lên tiếng phê bình và thông báo với tổ dân phố.
Câu 25 (0,25 điểm). Chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống sau:
Thi hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thi góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thi vì cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ yêu cầu Thi sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thi cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Thi không đồng ý với quan điểm của Thi và hai mẹ con đã giận nhau.
A. Mẹ Thi yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thi cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.
B. Mẹ Thi cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Còn Thi cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.
C. Thi cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Còn mẹ Thi cho rằng học bài sẽ hiệu quả hơn vào đêm khuya.
D. Mẹ Thi cho rằng học bài vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Còn Thi cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.
Câu 26 (0,25 điểm). Vai trò của việc tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là gì?
A. Trân trọng gia đình.
B. Góp phần phát triển kinh tế gia đình.
C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
D. Chăm lo hạnh phúc gia đình.
Câu 27 (0,25 điểm). Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Phát triển kinh tế gia đình góp phần phát triển kinh tế của …..(1)…… Mỗi gia đình có những biện pháp phát triển kinh tế khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và …..(2)……Các thành viên trong gia đình có thể thực hiện những hoạt động phù hợp để phát triển kinh tế cho …..(3)……mình.
A. (1). gia đình; (2). xã hội; (3). địa phương.
B. (1). gia đình; (2). địa phương; (3). xã hội.
C. (1). địa phương; (2). xã hội; (3). gia đình.
D. (1). xã hội; (2). địa phương; (3). gia đình.
Câu 28 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong những công cụ quản lí thời gian?
Phiếu nhắc việc.
Thời gian biểu.
Biểu đồ.
Lịch bàn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy đề xuất các biện pháp phòng vhống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hai kĩ năng quan trọng giúp giải quyết mâu thuẫn trong gia đình và phân tích ngắn gọn tác dụng của chúng.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 6: Gia đình yêu thương | 4 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 14 | 1 | 5,5 | ||
Chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta | 4 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 14 | 1 | 5,5 | ||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 6 | 14 | 1 | ||||
Gia đình yêu thương | Nhận biết | - Biết được biểu hiện gia đình hạnh phúc. - Biết được việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. - Biết được cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình. - Biết được việc làm em có thể tham gia để phát triển kinh tế gia đình. | 4 | C1, 2, 3, 4 | ||
Thông hiểu | - Biết được cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học. - Biết được ý không phải là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc. - Biết được ý không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình. - Biết được ý không phải là một trong những cách phát triển kinh tế gia đình. - Biết được ý không phải là những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. - Biết được ý không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa bản thân em với các thành viên trong gia đình. | 6 | C9, 10, 11, 12, 13, 14 | |||
Vận dụng | - Chỉ ra được bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống. - Nêu được vai trò của việc tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình. - Điền được từ thích hợp. - Biết được ý không phải là một trong những công cụ quản lí thời gian. | 4 | C25, 26, 27, 28 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được hai kĩ năng quan trọng giúp giải quyết mâu thuẫn trong gia đình và phân tích được ngắn gọn tác dụng của chúng. | 1 | C2 (TL) | |||
Chủ đề 7 | 14 | 1 | ||||
Thiên nhiên quanh ta | Nhận biết | - Biết được khái niệm của danh lam thắng cảnh, quảng bá. - Biết được mục mục đích của việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. - Biết được các hình thức để thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - Đề xuất được các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. | 4 | 1 | C5, 6, 7, 8 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được ý không phải hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - Biết được ý không phải mục đích tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên. - Biết được ý không phải là một thắng cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Biết được ý không đúng khi đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương. - Biết được ý Đâu không phải là nguyên nhân tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường. | 6 | C15, 16, 17, 18, 19, 20 | |||
Vận dụng | - Nêu được biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả và đơn giản nhất. - Điền được từ thích hợp. - Giải quyết được tình huống. | 4 | C21, 22, 23, 24 | |||
Vận dụng cao |