Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn HĐTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là:
A. Biết phấn đấu tạo ra những giá trị mới cho xã hội, tích cực hoàn thiện bản thân, sẵn sàng tiên phong vì cộng đồng.
B. Dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để thực hiện hóa lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
C. Có ý chí, đam mê và có cảm hứng tìm tòi sáng tạo, thực hiện hóa những cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0.
D. Tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Câu 2 (0,25 điểm). Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người nào sau đây?
A. Người biết khoan dung.
B. Người sống giản dị.
C. Người trung thực.
D. Người tự trọng
Câu 3 (0,25 điểm). Loại hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc cải thiện môi trường?
A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động xã hội.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
Câu 4 (0,25 điểm). Mục đích của hoạt động “Quyên góp áo ấm cho trẻ vùng cao” là gì?
A. Gửi quần áo ấm lên cho trẻ vùng cao vào mùa đông.
B. Tăng thêm độ nổi tiếng.
C. Trao đổi mua bán đồ cũ.
D. Lên thăm trẻ em vùng cao.
Câu 5 (0,25 điểm). Trái với khoan dung là:
A. Hẹp hòi, ích kỉ.
B. Chăm chỉ.
C. Kĩ tính.
D. Siêng năng.
Câu 6 (0,25 điểm). Người sống lí tưởng sẽ:
A. Được mọi người yêu quý.
B. Đạt được những mục tiêu mà bản thân đặt ra.
C. Không làm ảnh hưởng tới người khác.
D. Giúp bản thân thích nghi với cuộc sống hiện đại.
Câu 7 (0,25 điểm). Người sống có lí tưởng:
A. Luôn suy nghĩ và hành động vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
B. Suy nghĩ về tương lai và lập kế hoạch trong cho bản thân mình, dự kiến lựa chọn nghề nghiệp và cuộc sống phù hợp với bản thân trong tương lai.
C. Thường xuyên trau dồi năng lực và phẩm chất toàn diện của mình.
D. Biết cách phân bổ thời gian để làm tốt và hoàn thành tất cả mọi công việc.
Câu 8 (0,25 điểm). Lí tưởng là gì?
A. Xác định được mục đích cao đẹp.
B. Sống vì bản thân mình.
C. Sống và giúp đỡ người khác.
D. Phát triển bản thân.
Câu 9 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không thể hiện lòng khoan dung.
A. M thường xuyên nói xấu H trên lớp.
B. M luôn giúp K giảng những bài toán khó giúp bạn tiến bộ trong học tập.
C. K luôn nhắc nhở M phải cẩn thận để không mắc sai lầm trong công việc.
D. F luôn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Câu 10 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thanh niên đó có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Bị cám dỗ bởi những thứ tầm thường.
B. Không có mục tiêu trong cuộc sống.
C. Sống ỷ lại, thiếu trách nhiệm.
D. Luôn sáng tạo trong lao động và hoạt động xã hội.
Câu 11 (0,25 điểm). Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
C. Sống vô tư trong cộng đồng.
D. Sống giữ mình trong cộng đồng.
Câu 12 (0,25 điểm). Biện pháp nào sau đây là biện pháp thu hút mọi người tham gia các hoạt động cộng đồng?
A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
B. Tham gia các câu lạc bộ.
C. Thiết lập quan hệ với các tổ chức cá nhân, cộng đồng.
D. Thiết lập mạng lưới cộng đồng, kết nối không gian mạng.
Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không phải là lòng khoan dung?
A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn
B. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý
C. Giành lời khen cho người khác.
D. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lối lầm.
Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng?
A. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.
C. Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
D. Từ chối việc tham gia lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc vì các mục đích cá nhân quan trọng hơn.
Câu 15 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?
A. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.
C. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ lành mạnh.
D. Người khoan dung không được mọi người yêu quý.
Câu 16 (0,25 điểm). Đâu là hoạt động cộng đồng trong các ý sau?
A. Lớp học nghệ thuật địa phương.
B. Cuộc thi thể thao hàng năm.
C. Quyên góp cho tổ chức từ thiện.
D. Lớp học kĩ năng sống trên lớp.
Câu 17 (0,25 điểm). Khi gặp một quan điểm khác biệt với của mình, em sẽ làm gì?
A. Quay lưng và không nói chuyện.
B. Thảo luận một cách lịch sự và tôn trọng.
C. Chỉ trích và công kích.
D. Giữ im lặng và không biểu lộ ý kiến.
Câu 18 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thành niên có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
B. Có tính tự cao, tự mãn
C. Luôn ỷ lại vào người khác.
D. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
Câu 19 (0,25 điểm). Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?
A. Xây dựng nhà nước XHCN.
B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.
D. Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Câu 20 (0,25 điểm). Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H?
A. Đồng tình, vì đây là việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng.
B. Không đồng tình với việc làm của nhà trường, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức.
C. Đồng ý, vì sau hoạt động này sẽ mang lại tiếng vang cho nhà trường.
D. Không đồng tình, vì học sinh chưa kiếm ra tiền để ủng hộ.
Câu 21 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây nói về khoan dung?
A. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
Câu 22 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về câu nói: “Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”?
A. Cống hiến là việc làm đầu tiên.
B. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ.
C. Biết nhìn về tương lai.
D. Phải biết hướng về cội nguồn, xác định mục đích lí tưởng để sống và cống hiến.
Câu 23 (0,25 điểm). Q là học sinh cá biệt của lớp 9B. Một lần nọ, Q bị nhóm bạn lớp bên cạnh đánh úp sau giờ học. Nếu em là lớp trưởng lớp 9B, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Nói với cô giáo để cô xử lí.
C. Xem đó là chuyện thường tình vì Q là học sinh cá biệt của lớp.
D. Tìm gặp riêng để hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân và xử lí triệt để vấn đề này
cho Q.
Câu 24 (0,25 điểm). Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời.”?
A. Tuổi trẻ thì vẫn mãi cháy dù không có lí tưởng.
B. Lý tưởng là những điều tuyệt vời mà đôi khi ít người trẻ có được.
C. Tuổi trẻ thường non dại và dễ mắc sai lầm, thế nên cần có lí tưởng.
D. Lý tưởng giúp thanh niên sống có mục tiêu, chủ động trong cuộc sống hơn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a.Theo em, hoạt động cộng đồng là gì? Em hãy nêu một số hoạt động cộng đồng tiêu biểu?
b. Em hãy trình bày sự cần thiết của tham gia hoạt động cộng đồng.
Câu 2 (1,0 điểm). Q và T là bạn cùng xóm, chơi thân với nhau từ nhỏ. Một lần, do hiểu lầm là T nói không đúng sự thật về Q nên Q đã lớn tiếng trách móc T trước cả lớp. Cảm thấy oan ức và tổn thương nhưng T không thanh minh mà chỉ xin chuyển chỗ ngồi và không chơi với Q nữa.
Em có lời khuyên gì dành cho Q và T?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 4 | 0 | 3 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | 2,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 2 | 0 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 2 | 1 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 10 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | - Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. - Nhận biết được ý nghĩa của người sống có lí tưởng. - Nhận biết được khái niệm sống có lí tưởng. | 4 | C1, 6,7,8 | ||
Thông hiểu | - Nêu lên được biểu hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. - Xác định được đâu không phải là biểu hiện lí tưởng sống của thanh niên. - Nêu được một số việc làm thể hiện lí tưởng sống của thanh niên. | 3 | C10,14,18 | |||
Vận dụng | - Nêu được nhiệm vụ trước mắt của thanh niên Việt Nam. - Nêu lên được các ý kiến, suy nghĩ về các câu nói khi nói về lí tưởng sống của thanh niên. | 3 | C19, C22, C24 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 8 | 1 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | - Nhận biết biểu hiện của người sống khoan dung. - Xác định được từ đối nghĩa với khoan dung. | 2 | C2, C5 | ||
Thông hiểu | - Nhận biết được những biểu hiện của lòng khoan dung trong tình huống cụ thể. - Nhận biết được những hành vi, biểu hiện không phải của lòng khoan dung. - Biết được khái niệm đúng về lòng khoan dung. - Biết được ý nghĩa của lòng khoan dung. | 4 | C9, 13,15,17 | |||
Vận dụng | - Biết được những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung. - Nhận định, xử lí tình huống | 2 | C21, C23 | |||
Vận dụng cao | Xử lí tình huống liên quan đến khoan dung. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 3 | 6 | 1 | ||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | - Nhận biết được hoạt động nào là hoạt động cải thiện môi trường. - Nhận biết được mục đích hoạt động cộng đồng. - Nhận biết được khái niệm của hoạt động cộng đồng, một số các hoạt động cộng đồng. - Biết được sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng. | 2 | 1 | C3,4 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định được các hành vi khi tham gia hoạt động cộng đồng. - Nêu được một số biện pháp để mọi người tham gia hoạt động cộng đồng. - Biết được một số hoạt động cộng đồng. | 3 | C11,12,16 | |||
Vận dụng | Đánh giá được hành vi liên quan đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng. | 1 | C20 | |||
Vận dụng cao |