Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn HĐTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Khoan dung là gì?

A. Tha thứ cho tất cả những ai có lỗi lầm, dù họ có sửa chữa lỗi lầm hay không.

B. Rộng lượng, tha thứ cho mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

C. Tha thứ cho người khác nhưng không tha thứ cho chính mình.

D. Quyết liệt phê phán, đấu tranh với mọi sai lầm, khuyết điểm của người khác để xã hội bớt đi cái sai, cái xấu.

Câu 2 (0,25 điểm). Sống có lí tưởng được hiểu là việc mỗi người:

A. Biết theo đuổi sự giàu có và quyền lực.

B. Thường đặt mục tiêu cá nhân lên trên hết.

C. Phấn đấu để đạt được mục đích cao đẹp.

D. Luôn tìm kiếm được sự quan tâm từ người khác.

Câu 3 (0,25 điểm). Để thực hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, học sinh cần tránh hành động nào dưới đây?

A. Theo đuổi đam mê và thực hiện ước mơ của mình bằng mọi cách.

B. Tham gia vệ sinh môi trường và các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

C. Chủ động vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

D. Lập kế hoạch phấn đấu và rèn luyện bản thân vì ngày mai lập nghiệp.

Câu 4 (0,25 điểm). Hoạt động cộng đồng là:

A. Hoạt động mang tính chất bắt buộc.

B. Hoạt động cộng đồng là hoạt động nhằm mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

C. Hoạt động cộng đồng là những hoạt động đòi hỏi kinh phí rất lớn nên chỉ có các tổ chức mới thực hiện được.

D. Hoạt động cộng động là hoạt động đem lại sự nổi tiếng cho người tham gia.

Câu 5 (0,25 điểm). Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người:

A. Có lòng khoan dung.

B. Có lòng yêu tổ quốc.

C. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ.

D. Có lòng biết ơn.

Câu 6 (0,25 điểm).  Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?

A. Khám sức khỏe định kì.

B. Chữa bệnh.

C. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân.

D. Trao đổi, mua bán máu để chữa bệnh.

Câu 7 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?

A. Có động lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.

B. Được xã hội ca tụng và trở thành người nổi tiếng.

C. Góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

D. Được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.

Câu 8 (0,25 điểm). Để trở thành con người sống có lí tưởng, học sinh không nên làm gì?

A. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

B. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

C. Tập trung thời gian cho việc học, không tham gia các hoạt động của tập thể.

D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

Câu 9 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thành niên không có lí tưởng sống cao đẹp?

A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

B. Thắng không kiêu, bại không nản.

C. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội.

D. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.

Câu 10 (0,25 điểm). Hay chê bai, kỳ thị sự khác biệt của người khác là biểu hiện của.

A. Tình yêu.

B. Đoàn kết.

C. Ích kỷ.

D. Thân ái.

Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là:

A. Nhường nhịn bạn bè và các bạn nhỏ.

B. Hay chê bai người khác.

C. Ích kỉ, hẹp hòi.

D. Trả thù người khác.

Câu 12 (0,25 điểm). Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh:

A. Trong một số trường hợp.

B. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

C. Để làm giàu cho gia đình mình.

D. Để chinh phục thiên nhiên.

Câu 13 (0,25 điểm). Biểu hiện của ích kỉ, hẹp hỏi là:

A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.

B. Góp ý cho bạn sửa sai.

C. Đổ lỗi cho người khác.

D. Nhường nhịn các bạn nhỏ.

Câu 14 (0,25 điểm). Đâu là hoạt động cộng đồng trong các ý sau?

A. Lớp học nghệ thuật địa phương.

B. Cuộc thi thể thao hàng năm.

C. Quyên góp cho tổ chức từ thiện.

D. Lớp học kĩ năng sống trên lớp.

Câu 15 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thành niên có lí tưởng sống cao đẹp?

A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

B. Ỷ lại vào người khác.

C. Trốn tránh việc đi nghĩa vụ quân sự.

D. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.

Câu 16 (0,25 điểm). Biện pháp nào sau đây là biện pháp thu hút mọi người tham gia các hoạt động cộng đồng? 

A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.

B. Tham gia các câu lạc bộ.

C. Thiết lập quan hệ với các tổ chức cá nhân, cộng đồng.

D. Thiết lập mạng lưới cộng đồng, kết nối không gian mạng.

Câu 17 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

A. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.

C. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ lành mạnh.

D. Người khoan dung không được mọi người yêu quý.

Câu 18 (0,25 điểm). Suy nghĩ, việc làm của nhân vật tình huống nào dưới đây không thể hiện là người sống có lí tưởng?

A. Noi theo những tấm gương đi trước, Minh luôn nỗ lực học thật tốt để luôn tự hào là du học sinh Việt Nam.

B. Nam quyết tâm sẽ cố gắng học tập và rèn luyện sức khỏe thật tốt để trở thành quân nhân, góp phần bảo vệ Tổ quốc.

C. Ở quê có nhiều cây thuốc nam, Hải nghĩ mình sẽ tìm hiểu, nghiên cứu để bào chế thuốc chữa bệnh, giúp cho bà con nghèo. 

D. Thanh nghĩ rằng môi trường sống ở quê nhiều rác thải, không văn minh hiện đại, Thanh tìm cách nhanh chóng lên thành phố sinh sống để được sống trong môi trường trong lành hơn. 

Câu 19 (0,25 điểm). Bà H là thành viên của hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà tham gia như vậy, con cháu đã khuyên ngăn. Em có nhận xét gì về trường hợp này?

A. Đồng ý với ý của con cháu, vì bà cũng có tuổi rồi, không cần phải tham gia nhiều.

B. Ủng hộ cho bà H tham gia các hoạt động tại địa phương, vì đó là trách nhiệm và niềm vui của bà.

C. Khuyên ngăn bà nên dành thời gian nghỉ ngơi, chăm lo cho gia đình.

D. Để cho bà H làm gì bà thích, không nên nhắc nhở, quan tâm.

Câu 20 (0,25 điểm). Tư tưởng nào sau đây thanh niên Việt Nam không nên theo đuổi?

A. Tập trung phát triển sự nghiệp.

B. Tham gia nghĩa vụ quân sự, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

C. Tích cực làm tình nguyện, tổ chức các chuyến đi giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

D. Theo đuổi trào lưu thời trang của thể giới, quên đi những phong tục xa xưa của dân tộc.

Câu 21 (0,25 điểm). Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

A. Ông B là ích kỉ.

B. Ông B là người khiêm tốn.

C. Ông B là người hẹp hòi.

D. Nói chuyện với N rằng ai cũng có khuyết điểm, khuyên N không nên chê bai người khác và cho N có cơ hội sửa sai.

Câu 22 (0,25 điểm). Vì sao thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp lại rất vẻ vang?

A. Vì là lực lượng nòng cốt, xung kích xây dựng đất nước.

B. Vì là người cống hiến hết mình.

C. Vì là người suy nghĩ hành động không ngừng để thực hiện lí tưởng của dân tộc.

D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội.

Câu 23 (0,25 điểm). Câu ca dao tục ngữ: “Một sự nhịn là chín sự lành” nói về điều 

gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 24 (0,25 điểm). Em rút ra được bài học gì qua câu nói dưới đây?

“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

(Lev Nikolayevich Tolstory)

A. Những người sống mơ hồ, không có hướng đi rõ ràng, hay dao động trước mọi khó khăn, cuộc sống sẽ bị thụ động.

B. Sống có lí tưởng giúp con người duy trì niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống.

C. Đối với người trưởng thành, việc thiếu lí tưởng và mục tiêu trong cuộc sống thường dẫn đến sự sa sút trong công việc và cuộc sống.

D. Lí tưởng là mục tiêu cao cả, nó không chỉ quan trọng với từng cá nhân mà còn mang giá trị to lớn đối với cộng đồng. Cuộc sống cần phải có mục tiêu, cần phải được hướng dẫn bởi lí tưởng.

 B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, khoan dung là gì? Em hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung.

b. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần làm gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Anh C ứng dụng cộng nghệ hiện đại vào nông nghiệp, góp phâdn tạo kế bền vững cho nông dân, kết nối sản phẩm nông nghiệp của thanh niên nông thôn dến với người tiêu dùng.

Theo em anh C có phải là người sống có lí tưởng không? Vì sao?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 1. Sống có lí tưởng

4

0

3

0

3

0

0

1

10

0

3,5

 

Bài 2. Khoan dung

2

1

4

0

2

0

0

0

8

1

5,0

 

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

0

1,5

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

20%

 1,5 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 1

10

1

Sống có lí tưởng

Nhận biết

- Nhận biết được mục đích của sống có lí tưởng.

- Nhận biết được đâu không phải là lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Nhận biết được đâu không phải là ý nghĩa của lí tưởng sống.

4

C2,3,7,8

Thông hiểu

- Biết được đâu không phải là biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên.

- Nếu được những biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên.

- Xác định những biểu hiện của lí tưởng sống qua các trường hợp.

3

C9, 15,18

Vận dụng

- Xác định được tư tưởng không đúng của thanh niên Việt Nam.

- Xác định được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Xác định những câu nói về lí tưởng sống.

3

C20,22,24

Vận dụng cao

Vận dụng kĩ năng đã học áp dụng vào giải quyết tình huống

1

C2

(TL)

Bài 2

8

1

Khoan dung

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm của lòng khoan dung.

- Nhận biết được những việc làm để trở thành người khoan dung.

- Nhận biết được khái niệm của khoan dung.

- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.

- Nhận biết được những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

2

1

C1,5

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nhận biết được những biểu hiện trái với lòng khoan dung.

- Biết được biểu hiện của lòng khoan dung.

- Biết được khái niệm sai khi nói về lòng khoan dung.

4

C10,11,13,17

Vận dụng

- Xử lí tình huống liên quan đến khoan dung.

- Xác định được câu ca dao thể hiện được lòng khoan dung.

2

C21, C23

Vận dụng cao

Bài 3

6

0

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm về hoạt động cộng đồng.

- Nhận biết được những mục tiêu của các hoạt động cộng đồng.

2

C4, C6

Thông hiểu

- Xác định được sự cần thiết tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Xác định đươc các hoạt động.

- Nhận biết được những biện pháp để thu hút mọi người tham gia hoạt động cộng đồng.

3

C12,14,16

Vận dụng

Đánh giá được hành vi liên quan đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

1

C19

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay