Đề thi cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn HĐTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9

  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là biện pháp sản xuất giúp phát triển kinh tế gia đình?

  1. Bán hàng tạp hóa.
  2. Cho thuê mặt bằng.
  3. Cho thuê sách, truyện.
  4. Chăn nuôi gia cầm.

     Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là biện pháp kinh doanh giúp phát triển kinh tế gia đình?

  1. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
  2. Kinh doanh bán hàng.
  3. Cho thuê nhà hàng.
  4. Trồng rau quả.

     Câu 3 (0,5 điểm). Kể tên 3 nhóm chi tiêu phù hợp

  1. nhóm thiết yếu, nhóm linh hoạt, nhóm tín dụng đen.

  2. nhóm thiết yếu, nhóm linh hoạt, nhóm tích lũy.
  3. nhóm mua sắm, nhóm học tập, nhóm tích lũy.
  4. nhóm học tập, nhóm tích lũy, nhóm tín dụng đen.

    Câu 4 (0,5 điểm). Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là 

  1. bản chi ngân sách tài chính. 
  2. sổ ghi chép nguồn thu.
  3. bản phân chia thu nhập. 
  4. kế hoạch tài chính cá nhân.

     Câu 5 (0,5 điểm). Biện pháp nào sau đây không phải là cách phát triển kinh tế gia đình?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.

  2. Đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhỏ để tăng thu nhập.

  3. Không có kế hoạch cụ thể, tiêu tiền tùy hứng.

  4. Tận dụng các kĩ năng cá nhân để tạo thêm nguồn thu nhập.

     Câu 6 (0,5 điểm). Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế gia đình là gì?

  1. Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo ổn định tài chính và tạo cơ hội phát triển cho các thành viên.

  2. Tăng thu nhập nhưng không cần quản lí tài chính hợp lí.

  3. Tạo điều kiện cho các thành viên phụ thuộc vào người kiếm tiền chính.

  4. Giúp gia đình có thể tiêu xài thoải mái mà không cần cân nhắc.

     Câu 7 (0,5 điểm). Đâu là ý nghĩa của việc tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

  1. Giúp các thành viên tránh nói chuyện, tập trung vào công việc cá nhân.

  2. Tạo điều kiện để các thành viên tránh xa các hoạt động chung trong gia đình.

  3. Tăng cường sự gắn kết, tạo cảm giác an toàn, giúp các thành viên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.

  4. Giúp các thành viên dễ dàng thân thiện, hòa đồng với môi trường mới.

     Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?

  1. Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thích.

  2. Ghi chép các khoản thu chi.

  3. Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết.

  4. Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra.

    Câu 9 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân?

  1. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm.

  2. Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống.

  3. Mua sắm không suy nghĩ.

  4. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị và quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm.

     Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây nói không về cách tạo động lực cho bản thân?

  1. Luôn so sánh bản thân với người khác và tự ti khi chưa đạt được kết quả.

  2. Đặt mục tiêu rõ ràng và chia nhỏ các mục tiểu để dễ dàng thực hiện.

  3. Tự thưởng cho bản thân khi đạt được những cột mốc quan trọng.

  4. Tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những người thành công để học hỏi và phát triển.

     Câu 11 (0,5 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người?

  1. , miệt mài tất giỏi.
  2. Học thầy không tày học bạn.
  3. Có cày có thóc, có học có chữ.
  4. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

    Câu 12 (0,5 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về công ơn cha mẹ?

  1. Chia ngọt sẻ bùi.
  2. Chị ngã em nâng.
  3. Muốn no thì phải chăm làm/Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.
  4. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình trong các tình huống sau:

      Tình huống 1: “Khi em thấy người thân ngồi một mình với vẻ mặt buồn”.

       Tình huống 2: “Khi em thấy mọi người trong gia đình có vẻ căng thẳng và không ai nói với ai câu gì”.

    Câu 2 (1,0 điểm). Có những cách nào để tạo động lực cho bản thân?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân 

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

  

Chủ đề 5: Em với gia đình

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 4

2

1

Rèn luyện bản thân

Nhận biết

- Kể tên đúng 3 nhóm chi tiêu phù hợp.

- Xác định được tên gọi chính xác của “Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân”.

2

C3, C4

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

- Nhận diện được ý không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân.

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về cách tạo động lực cho bản thân. 

3

C8, C9, C10

Vận dụng

- Nhận diện được câu ca dao, tục ngữ nói về rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

1

C11

Vận dụng cao

- Chỉ ra được cách tạo động lực cho bản thân.

1

C2 (TL)

Chủ đề 5

4

1

Em với gia đình

Nhận biết

- Nhận biết được biện pháp sản xuất giúp phát triển kinh tế gia đình.

Nhận biết được biện pháp kinh doanh giúp phát triển kinh tế gia đình.

2

C1, C2 

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không  phải là cách phát triển kinh tế gia đình.

- Nhận diện được ý nghĩa phát triển kinh tế gia đình.

- Nhận diện được ý nghĩa của việc tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình.

3

C5, C6, C7 

Vận dụng

- Nhận biết được câu ca dao, tục ngữ nói về công ơn cha mẹ.

Xác định và xử lí được  tình huống để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình trong các tình huống.

2

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay