Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Sinh học Cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nucleic acid là hợp chất đa phân được cấu tạo từ các đơn phân là
A. acid amin.
B. glucose.
C. nucleotide.
D. peptide.
Câu 2. Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá.
B. mRNA.
C. tRNA.
D. mạch mã gốc.
Câu 3. Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
A. hình que.
B. hình hạt.
C. hình chữ V.
D. nhiều hình dạng.
Câu 4. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
B. số lượng, hình thái NST.
C. số lượng, cấu trúc NST.
D. số lượng không đổi.
Câu 5. Cặp nitrogenous base nào sau đây không có liên kết hydrogene bổ sung?
A. U và T.
B. T và A.
C. A và U.
D. G và C.
Câu 6. Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kì sau của nguyên phân là:
A. 12.
B. 48.
C. 46.
D. 45.
Câu 7. Các dạng đột biến cấu trúc của NST là
A. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.
B. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.
C. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn .
D. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.
Câu 8. Có 1 phân tử DNA tự nhân đôi 4 lần thì số phân tử DNA được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
A. 5.
B. 4.
C. 16.
D. 8.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình, trả lời các câu hỏi sau:
a) NST phân bố ở đâu trong tế bào nhân thực?
b) Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
Câu 2 (3 điểm). Một hợp tử loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Tại một thời điểm, người ta đếm được 1280 chromatid trong các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.
Hợp tử đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân để tạo ra nhóm tế bào trên?
Hợp tử đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân để tạo ra nhóm tế bào trên?
Câu 3 (1 điểm). Ở một lời động vật người ta phát hiện ra 4 nòi có trình tự các gene trên NST số III như sau:
(1). ABCDEFGHI
(2). HEFBACDI
(3). ABFEDCGHI
(4). ABFEHGCDI
Cho biết 1 nòi là gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn.
Em hãy mô tả trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1.Gene là trung tâm của di truyền học | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
2. Từ gene đến tính trạng | 1 | 1 | 1 | 3 | 1,5 | ||||||
3. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 3 | |||||
4. Nguyên phân và giảm phân | 1 | 1 ý | 1 ý | 1 | 1 | 3,5 | |||||
5. Đột biến nhiễm sắc thể | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 3 | 1 ý | 1 | 1 ý | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG 11. Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền | ||||||
1.Gene là trung tâm của di truyền học | Nhận biết | - Nêu được khái niệm di truyền, biến dị, nucleic acid. - Nêu được chức năng của DNA, RNA - Trình bày được cấu trúc của DNA, RNA | 1 | C1 | ||
2. Từ gene đến tính trạng | Nhận biết | - Nêu được diễn biến quá trình phiên mã, dịch mã. - Nêu được khái niệm đột biến gene. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Phân tích được quá trình tái bản DNA, phiên mã, dịch mã. - Phân tích được đặc điểm của mã di truyền. - Trình bày được mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn | 1 | C8 | |||
3. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể | Nhận biết | - Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. - Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường. - Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng. - Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. | 1 | 1 | C3 | |
Thông hiểu | - Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh. - Mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể. - Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh hoạ. | 1 | C4 | |||
4. Nguyên phân và giảm phân | Thông hiểu | Nêu được ý nghĩa và ứng dụng của nguyên phân, giảm phân. Lấy được ví dụ trong thực tiễn. | 1 ý | 1 | C2a | C6 |
Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn | 1 ý | C2b | |||
5. Đột biến nhiễm sắc thể | Nhận biết | Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ. Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể. | 1 | C7 | ||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích hiện tượng thực tiễn. | 1 | C3 |