Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Sinh học Cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
SINH HỌC 9 - CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
—----------------------------------------------------✂—-------------------------------------------------
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: DNA được cấu tạo từ các
A. Deoxyribonucleic.
B. Nucleic acid.
C. Ribonucleotide.
D. Nucleotide.
Câu 2: Kí hiệu của phân tử RNA thông tin là:
A. mRNA.
B. rRNA.
C. tRNA.
D. RNA..
Câu 3: Loại nucleotide có ở RNA và không có ở DNA là
A. Adenine.
B. Thymine.
C. Uracil.
D. Guanine.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau về cấu trúc giữa DNA và RNA?
A. DNA thường gồm có 1 chuỗi polynucleotide, còn RNA thường gồm có 2 chuỗi polynucleotide.
B. Đường cấu tạo nên nucleotide của DNA là ribose, còn đường cấu tạo nên nucleotide của RNA là deoxyribose.
C. Base cấu tạo nên nucleotide của DNA là A, T, G, X, còn base cấu tạo nên nucleotide của RNA là A, U, G, X.
D. DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, còn RNA không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Câu 5: Quá trình tổng hợp RNA được thực hiện từ khuôn mẫu của
A. phân tử protein.
B. ribosome.
C. phân tử DNA.
D. phân tử RNA mẹ.
Câu 6: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá.
B. mRNA.
C. tRNA.
D. mạch mã gốc.
Câu 7: RNA được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?
A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 8: Mối quan hệ giữa gene và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. gene (DNA) → tRNA → Polypeptide → protein → Tính trạng.
B. gene (DNA) → mRNA → tRNA → protein → Tính trạng.
C. gene (DNA) → mRNA → Polypeptide → protein → Tính trạng.
D. gene (DNA) → mRNA → tRNA → Polypeptide → Tính trạng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1. a) Nêu khái niệm di truyền và biến dị.
b) Ở một loại động vật, xét một gene có kích thước 4 000 nucleotide, trong đó số lượng nucleotide loại A là 700. Hãy xác định số lượng nucleotide còn lại của gene và số liên kết hydrogen của gene.
Câu 2. Một phân tử mRNA có trình tự là
5’ AUG CGA GUG AAU CGU UAA 3’.
Xác định trình tự mạch khuôn DNA được sử dụng để tổng hợp nên mRNA
Xác định trình tự mạch mã hoá của gene.
Giả sử trong quá trình tái bản DNA, đột biến thay cặp A-T bằng cặp C-G ở vị trí thứ 18 trên gene, kết quả làm thay đổi trình tự chuỗi polypeptide. Sự đột biến này gây ra hiện tượng gì?
✄
BÀI LÀM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................…
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
SINH HỌC 9 - CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 33. Gene là trung tâm của di truyền học | 2 | 1 ý | 2 | 1 ý | 4 | 1 | 6 | ||||
Bài 34. Từ gene đến tính trạng | 2 | 2 | 2 ý | 1 ý | 4 | 1 | 4 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 4,0 | 6,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
SINH HỌC 9 - CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL | TN | |||
CHỦ ĐỀ 11. DI TRUYỀN | 5 | 8 | 2 | 8 | ||
1. Gene là trung tâm của di truyền học | Nhận biết | - Nêu được khái niệm di truyền, biến dị, nucleic acid. - Nêu được chức năng của DNA, RNA - Trình bày được cấu trúc của DNA, RNA | 1 | 2 | C1a | C1 C2 |
Thông hiểu | - Phân tích được mô hình cấu trúc của DNA, RNA. | 2 | C3 C4 | |||
Vận dụng | Vận dụng được kiến thức đã học để xác định được số lượng nucleotide và số liên kết hydrogen trên một đoạn gene cụ thể. | 1 | C1b | |||
2. Từ gene đến tính trạng | Nhận biết | - Nêu được diễn biến quá trình phiên mã, dịch mã. - Nêu được khái niệm đột biến gene. | 2 | C5 C6 | ||
Thông hiểu | - Phân tích được quá trình tái bản DNA, phiên mã, dịch mã. - Phân tích được đặc điểm của mã di truyền. - Trình bày được mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng. | 2 | 2 | C2a, b | C7 C8 | |
Vận dụng | Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng đột biến gene. | 1 | C2c |