Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Sinh học Cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là
A. biến dị thường biến.
B. các biến dị đột biến.
C. các ADN tái tổ hợp.
D. các biến dị tổ hợp.
Câu 2. Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Mendel là
A. con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính.
B. con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
C. bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
D. cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội.
Câu 3. Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Turner là
A. các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường.
B. thường có con bình thường.
C. thường chết sớm và mất trí nhớ.
D. có khả năng hoạt động tình dục bình thường.
Câu 4. Các giống rau dưới đây có nguồn gốc chung từ cây cải dại, giống rau nào được chọn lọc nhân tạo theo hướng phát triển lá?
A. Súp lơ.
B. Bắp cải.
C. Su hào.
D. Bắp cải tí hon.
Câu 5. Trong đợt dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, Bộ Y tế đã cấp phép cho 8 loại vaccine được sử dụng trong điều kiện khẩn cấp gồm:
(1) AstraZeneca; (2) Sputnik V; (3) Vero cell; (4) Pfizer;
(5) Moderna; (6) Janssen; (7) Hayat-vax; (8) Abdala.
Cho biết có bao nhiêu loại vaccine trong số tám loại trên được sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mRNA?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6. Nguyên nhân tiến hóa theo Darwin:
A. sự thay đổi của ngoại cảnh.
B. sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật.
C. biến dị cá thể.
D. chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền.
Câu 7. Một cặp đôi bình thường được sinh ra từ hai gia đình đều có bố bị câm điếc bẩm sinh. Sự tư vấn nào là không phù hợp?
A. Không nên kết hôn với nhau.
B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con.
C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn cần tránh những gia đình có con câm điếc.
D. Hai người vẫn có thể kết hôn và sinh con nếu chú ý chế độ dinh dưỡng khi mang thai.
Câu 8. Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính động vật?
A. Sự kết hợp các nhiễm sắc thể thường trong hình thành giao tử và hợp tử.
B. Yếu tố di truyền và nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể.
C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ đối với sự phát triển của từng cá thể.
D. Sự phân li của nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình nguyên phân.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Quan sát hình sau:
a) Mô tả những đặc điểm giống nhau giữa ba loài động vật.
b) Vì sao ba loài động vật đó có nhiều đặc điểm giống nhau?
Câu 2 (2 điểm). Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về Lợi ích của công nghệ di truyền.
a. Công nghệ di truyền có thể tạo ra các sản phẩm an toàn cho con người và môi trường.
b. Công nghệ di truyền không có lợi ích nào đối với sức khỏe con người.
c. Sản phẩm từ công nghệ di truyền không thể cải thiện chất lượng cuộc sống.
d. Công nghệ di truyền có nhiều ứng dụng trong việc tạo ra giống cây trồng và vật nuôi.
Câu 3 (1 điểm). Giải thích vì sao sinh giới đa dạng, phong phú? vì sao mỗi loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường sống nhất định.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Quy luật di truyền của Mendel | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
2. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
3. Di truyền học người | 1 | 1 | 2 | 1 | |||||||
4. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 3 | |||||
5. Giới thiệu về tiến hóa, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên | 1 | 1ý | 1ý | 1 | 2 | 3,5 | |||||
6. Cơ chế tiến hoá | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1ý | 2 | 1ý | 0 | 1 | 8 | 3 | 11 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Chủ đề 11: Di truyền | ||||||
Quy luật di truyền của Mendel | Thông hiểu | - Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học. - Phát biểu được quy luật phân li độc lập; giải thích được kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, hai cặp tính trạng theo Mendel. - Mô tả được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích. - Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh. | 1 | C2 | ||
Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính | Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số hiện tượng thực tiễn về Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính | 1 | C8 | ||
Di truyền học người | Nhận biết | - Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người. - Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. - Kể tên một số hội chứng di truyền ở người. - Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền. | 1 | C3 | ||
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức đã học chỉ ra được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. - Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương. - Tìm hiểu được độ tuổi kết hôn ở địa phương. | 1 | C7 | |||
Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học. - Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền. | 1 | 1 | C2 | C1 |
Thông hiểu | - Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. | 1 | C5 | |||
Chủ đề 12: Tiến hoá | ||||||
Giới thiệu về tiến hóa, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học. - Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | - Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. | 1 | C1.a | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức tiến hoá và các hình thức chọn lọc để giải thích được một số hiện tượng | 1 | C1.b | |||
Cơ chế tiến hoá | Nhận biết | - Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn). | 1 | C6 | ||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức Cơ chế tiến hoá để giải thích được một số hiện tượng | 1 | C3 |