Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Sinh học Cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hội chứng Down ở người là dạng đột biến
A. dị bội xảy ra trên cặp NST thường.
B. đa bội xảy ra trên cặp NST thường.
C. dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính.
D. đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính.
Câu 2. Ứng dụng công nghệ di truyền và trong nông nghiệp để
A. gia tăng sâu bệnh hại cây.
B. đánh dấu sinh vật gây hại.
C. tạo giống cây, vật nuôi có hệ gene biến đổi mang đặc tính mong muốn.
D. tạo giống cây, vật nuôi thuần chủng mang đặc tính bất kì.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây đúng về chọn lọc nhân tạo?
A. Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự đa dạng của sinh vật.
B. Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chọn những cá thể cây trồng, vật nuôi mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các cá thể mang đặc điểm không mong muốn.
C. Chọn lọc nhân tạo hình thành các giống cây trồng, vật nuôi mang nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường tự nhiên nhất.
D. Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự đa dạng và thích nghi của các loài sinh vật trong tự nhiên.
Câu 4. Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì
A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.
Câu 5. Khi nhuộm tế bào sinh dưỡng của hai người bị bệnh di truyền thấy: người A có ba nhiễm sắc thể số 21 giống nhau và người B có ba nhiễm sắc thể giới tính, trong đó có 2 chiếc X và 1 chiếc Y. Hai người này có thể mang kiểu hình nào dưới đây?
A. Người A mắc hội chứng Down, người B mắc hội chứng Turner.
B. Người A mắc hội chứng Down, người B mắc hội chứng Klinefelter.
C. Hai người đều mắc hội chứng Down.
D. Người A mắc hội chứng Turner, người B mắc hội chứng Klinefelter.
Câu 6. Ứng dụng kĩ thuật liệu pháp gene để thay thế gene bệnh bằng tổ gene bình thường nhằm điều trị bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp SCID là ứng dụng dụng của công nghệ di truyền trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Môi trường.
C. An toàn sinh học.
D. Y học, pháp y.
Câu 7. Di truyền liên kết có thể xảy ra khi nào?
A. Khi cặp bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.
B. Khi không có hiện tượng di tuyền liên kết với giới tính.
C. Khi các cặp gene quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Khi các gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 8. Theo Darwin, động lực của chọn lọc tự nhiên là
A. thức ăn, kẻ thù, dịch bệnh.
B. thức ăn, kẻ thù, các nhân tố vô sinh.
C. điều kiện sống.
D. đấu tranh sinh tồn.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Tiến hóa là gì? Cho biết kết quả của tiến hóa.
b) Quan sát hình, cho biết các đặc điểm giống và khác nhau giữa ngựa hiện đại với những tổ tiên trước đó.
Câu 2 (2 điểm). Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về ứng dụng công nghệ di truyền trong y tế
a. Tạo ra các cây trồng có hệ gene mới giúp tăng năng suất.
b. Tạo các cơ thể sinh vật sản xuất các protein được dùng làm thuốc sinh học.
c. Chuyển gene lành thay thế gene bệnh.
d. Tạo giống "lúa vàng" có khả năng tổng hợp β-carotene.
Câu 3 (1 điểm). Vì sao nói yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa làm nghèo vốn gene của quần thể?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Quy luật di truyền của Mendel | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
2. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
3. Di truyền học người | 1 | 1 | 2 | 1 | |||||||
4. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 3 | |||||
5. Giới thiệu về tiến hóa, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên | 1 | 1ý | 1ý | 1 | 2 | 3,5 | |||||
6. Cơ chế tiến hoá | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1ý | 2 | 1ý | 0 | 1 | 8 | 3 | 11 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Chủ đề 11: Di truyền | ||||||
Quy luật di truyền của Mendel | Thông hiểu | - Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học. - Phát biểu được quy luật phân li độc lập; giải thích được kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, hai cặp tính trạng theo Mendel. - Mô tả được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích. - Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh. | 1 | C4 | ||
Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính | Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số hiện tượng thực tiễn về Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính | 1 | C7 | ||
Di truyền học người | Nhận biết | - Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người. - Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. - Kể tên một số hội chứng di truyền ở người. - Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức đã học chỉ ra được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. - Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương. - Tìm hiểu được độ tuổi kết hôn ở địa phương. | 1 | C5 | |||
Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học. - Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền. | 1 | 1 | C2 | C2 |
Thông hiểu | - Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. | 1 | C6 | |||
Chủ đề 12: Tiến hoá | ||||||
Giới thiệu về tiến hóa, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học. - Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | - Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. | 1 | C1.a | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức tiến hoá và các hình thức chọn lọc để giải thích được một số hiện tượng | 1 | C1.b | |||
Cơ chế tiến hoá | Nhận biết | - Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn). | 1 | C8 | ||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức Cơ chế tiến hoá để giải thích được một số hiện tượng | 1 | C3 |