Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Sinh học Cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon.

B. codon.

C. amino acid.

D. triplet.

Câu 2. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là

A. do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào.    

B. do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh.     

C. hiện tượng tự nhân đôI của NST.      

D. sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào.

Câu 3. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

A. nhân đôi NST.             

B. tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng.

C. phân li NST về hai cực của tế bào.    

D. co xoắn và tháo xoắn NST.

Câu 4. Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là:

A. A, U, G, C.

B. A, T, G, C.

C. A, D, R, T.

D. U, R, D, C.

Câu 5. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:

A. XX ở nữ và XY ở nam.          

B. XX ở nam và XY ở nữ. 

C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.    

D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Câu 6. RNA được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?

A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

Câu 7. Mỗi 1 NST cấu tạo gồm

A.  4 ADN và protein histone.

B.  3 ADN và protein histone.

C.  2 ADN và protein histone.

D.  1 ADN và protein histone.

Câu 8. Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do

A. kiểu gene của con giống với kiểu gene của bố mẹ.

B. DNA của con giống với DNA của bố mẹ.

C. mRNA của con giống với mRNA của bố mẹ.

D. protein của con giống với protein của bố mẹ.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Hãy mô tả cấu trúc của nhiễm sắc thể.

Tech12h

Câu 2 (3 điểm). 

a) Cho các từ khóa sau: 

bộ NST n; bộ NST 2n; khác tế bào mẹ; giống tế bào mẹ; hai tế bào con; bốn tế bào con; tế bào sinh dưỡng; tế bào sinh dục giai đoạn chín.

Dựa vào kiến thức đã học, sử dụng các từ khóa đã cho để hoàn thành bảng phân biệt nguyên phân, giảm phân theo mẫu Bảng.

Nội dung phân biệt 

Nguyên phân 

Giảm phân

Tế bào thực hiện phân bào  
Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n)   
Số lượng NST trong tế bào con   
Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhau  

b) Em có đồng ý với phát biểu “Nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể?” không. Giải thích

Câu 3 (1 điểm).  Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, ở một chiếc của NST số I bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 3 bị đảo một đoạn, ở NST số 5 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử đột biến có tỉ lệ bao nhiêu?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………
 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1.Gene là trung tâm của di truyền học

1

1

0,5

2. Từ gene đến tính trạng

1

1

1

3

1,5

3. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

1

1

1

2

1

3

4. Nguyên phân và giảm phân

1

1 ý

1 ý

1

1

3,5

5. Đột biến nhiễm sắc thể

1

1

1

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

4

1

3

1 ý

1

1 ý

1

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG 11. Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền

1.Gene là trung tâm của di truyền học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm di truyền, biến dị, nucleic acid.

- Nêu được chức năng của DNA, RNA

- Trình bày được cấu trúc của DNA, RNA

1

C4

2. Từ gene đến tính trạng

Nhận biết

- Nêu được diễn biến quá trình phiên mã, dịch mã.

- Nêu được khái niệm đột biến gene.

1

C1

Thông hiểu

- Phân tích được quá trình tái bản DNA, phiên mã, dịch mã.

- Phân tích được đặc điểm của mã di truyền.

- Trình bày được mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng.

1

C6

Vận dụng

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn

1

C8

3. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Nhận biết

- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.

- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.

- Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

- Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

1

1

C7

Thông hiểu

- Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh.

- Mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

- Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh hoạ.

1

C5

4. Nguyên phân và giảm phân

Thông hiểu

Nêu được ý nghĩa và ứng dụng của nguyên phân, giảm phân.

Lấy được ví dụ trong thực tiễn.

1 ý

1

C2a

C3

Vận dụng

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn

1 ý

C2b

5. Đột biến nhiễm sắc thể

Nhận biết

Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.

1

C2

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích hiện tượng thực tiễn.

1

C3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay