Đề thi giữa kì 2 KHTN 9 Sinh học Cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng về liên kết gene?

A. Trong tế bào, các gene luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.

B. Liên kết gene đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

C. Liên kết gene làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gene chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.

Câu 2. Tính trạng do một gene quy định là 

A. Màu da. 

B. Chiều cao. 

C. Màu mắt. 

D. Hình dạng cằm.

Câu 3. Vai trò của gene mục tiêu trong cơ thể sinh vật mới là thực hiện quá trình

A. tự nhân đôi và dịch mã.

B. tự nhân đôi và phiên mã 

C. phiên mã và giảm phân.

D. phiên mã và dịch mã.

Câu 4. Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

A. biến dị thường biến.

B. các biến dị đột biến.

C. các ADN tái tổ hợp.

D. các biến dị tổ hợp.

Câu 5. Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là

A.  Trẻ bị bệnh Down có nguyên nhân là bố.

B.  Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ.

C.  Trẻ sơ sinh bị bệnh Down có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ.

D.  Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 – 24.

Câu 6. Công nghệ nào dưới đây được ứng dụng trong việc xác định quan hệ huyết thống của những liệt sĩ với thân nhân của mình?

A. Công nghệ enzyme/protein.

B. Công nghệ di truyền.

C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật.

D. Công nghệ lên men.

Câu 7. Xơ nang là một bệnh do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra, bệnh này phát sinh do có trở ngại trong việc vận chuyển các ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh này thường gây chết người và hầu hết người bị chết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hoàn toàn khỏe mạnh. Tuyên bố nào là đúng?

A. Bố hoặc mẹ là đồng hợp tử về gene gây bệnh xơ nang.

B. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là ¼.

C. Các con là dị hợp tử gene gây bệnh xơ nang.

D. Con trai dễ mắc bệnh xơ nang hơn (so với con gái).

Câu 8. Trong số những câu sau, câu nào là sai?

A.  Tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ là 1:1.

B.  Có một loại trứng được tạo thành thông qua quá trình giảm phân.

C.  Có hai loại tinh trùng được tạo thành thông qua quá trình giảm phân.

D.  Việc sinh con trai hay gái là do người mẹ quyết định.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Nhóm gene liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.

b) Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? 

Câu 2 (2 điểm). Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về Công nghệ di truyền trong bảo vệ môi trường.

a. Công nghệ di truyền có thể tạo ra vi khuẩn phân giải chất gây ô nhiễm môi trường.

b. Vi khuẩn biến đổi gene không thể sử dụng để làm sạch môi trường.

c. Công nghệ di truyền không có ứng dụng trong việc bảo vệ môi trường.

d. Vi khuẩn biến đổi gene có thể gây hại cho môi trường tự nhiên.

Câu 3 (1 điểm). Tại sao không thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật, thực vật khi nghiên cứu di truyền học người?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính 

1

1

1

1

2

1

4

2. Di truyền học người 

1

1

1

1

3

1

2,5

3. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống 

2

1

1

3

1

3,5

Tổng số câu TN/TL

4

1

2

2

0

1

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Chủ đề 11: Di truyền

Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính 

Nhận biết

.- Xác định được khái niệm di truyền liên kết

- Xác định được khái niệm về quy luật phân li độc lập

1

C1

Thông hiểu

- Phân biệt di truyền liên kết và phân li độc lập

- Trình bày được sơ đồ phép lai để minh họa sự khác biệt giữa di truyền liên kết và quy luật phân li độc lập. 

- Sử dụng sơ đồ phép lai để giải thích sự di truyền liên kết và phân biệt với phân li độc lập trong các bài toán di truyền cụ thể.

1

C1a

Vận dụng 

- Phân tích các tình huống thực tế hoặc trong nghiên cứu khoa học về di truyền liên kết, như trong việc nghiên cứu bệnh di truyền hoặc chọn giống cây trồng, động vật.

1

1

C1b

C8

Di truyền học người 

Nhận biết

- Nêu được một số tính trạng đơn giản ở người như màu mắt, nhóm máu, màu tóc, chiều cao, …

1

C2

Thông hiểu

- Giải thích sự di truyền các tính trạng, cơ chế của một số bệnh và tật di truyền ở người,

- Trình bày được bệnh và tật di truyền có thể ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể và có thể biểu hiện ngay từ khi sinh ra hoặc ở lứa tuổi trưởng thành.

- Giải thích cơ chế tác động của các tác nhân gây bệnh, tật di truyền,... 

1

C5

Vận dụng 

-  Phân tích và giải thích sự di truyền của một tính trạng cụ thể ở người; giải thích một số bệnh và tật di truyền ở người; cách các bệnh này được di truyền trong gia đình, ảnh hưởng của nó đến các thế hệ sau và phân tích các tác nhân gây bệnh di truyền trong các trường hợp cụ thể.

1

C7

Vận dụng cao

-  Phân tích sự di truyền của các tính trạng phức tạp; sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường trong việc phát sinh bệnh tật di truyền; các trường hợp cụ thể về bệnh di truyền; các phép lai và dự đoán khả năng mắc bệnh hoặc tật di truyền của các thế hệ sau, áp dụng các phương pháp di truyền học hiện đại để chẩn đoán.

1

C3

Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống 

Nhận biết

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền và vấn đề đạo đức trong công nghệ di truyền

1

2

C2

C3

C4

Thông hiểu

- Giải thích được các ứng dụng công nghệ di truyền

- Giải thích các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền

1

C6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay