Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 8 chân trời sáng tạo (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 cuối kì 1 ngữ văn 8 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

 

Đã thấy xuân về với gió đông,

Với trên màu má gái chưa chồng.

Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.

 

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,

Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.

Lá nõn, ngành non ai tráng bạc?

Gió về từng trận, gió bay đi...

 

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,

Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

 

Trên đường cát mịn, một đôi cô,

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,

Tay lần tràng hạt miệng nam vô

(Nguyễn Bính, Xuân về, Thi nhân Việt Nam)

Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Trình bày ngắn gọn những đặc trưng cơ bản của thể thơ đó

Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng

Lúa thì con gái mượt như nhung

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định các từ tượng hình xuất hiện trong bài thơ

Câu 4 (1.0 điểm): Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào?

Câu 5 (2.0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích về vẻ đẹp của cảnh vật mùa xuân và vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của thi sĩ được thể hiện trong bài thơ.

PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

    Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về Nạn săn bắt thú hoang dã.

 

 

 

 

 

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

 

%

 

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

 


 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: 7 chữ

- Một số đặc trưng cơ bản

+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ.

+ Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.

1.0 điểm

Câu 2

HS chỉ ra được một trong ba biện pháp sau: biện pháp so sánh, biện pháp ẩn dụ hoặc biện pháp đảo ngữ

- So sánh: Lúa thì con gái mượt như nhung

-> Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp mượt mà của cây lúa khi mà cây đang trong thời điểm đẹp nhất của quá trình sinh trưởng

- Ẩn dụ: Lúa thì con gái ý chỉ lúa vào giai đoạn trổ đòng.

- Đảo ngữ: Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng

-> Tác dụng: Đảo chữ thong thả lên đầu nhằm nhấn mạnh sự nhàn rỗi, thư thái của dân gian

1.0 điểm

Câu 3

- Từ tượng hình: thong thả, ngào ngạt, xun xoe

1.0 điểm

Câu 4

Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu như: 

- Thiên nhiên: gió đông về, mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe, gió về từng trận, hoa bưởi hoa cam rụng.

- Con người: dân gian nghỉ việc đồng, yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

1.0 điểm

Câu 5

Viết đoạn văn ngắn nhận xét về cảnh vật mùa xuân và vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của thi sĩ được thể hiện trong bài thơ. HS có thể triển khai theo ý kiến của mình song cần đảm bảo ý chính sau:

- Thông qua bài thơ, bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, trong lành và đầy sức sống

- Bài thơ đã cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, cận thận của tác giả với từng cảnh vật, con người và sự thay đổi nó khi xuân về. Chính tỏ tác giả phải là người yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên và con người thì mới có thể miêu tả hay và rõ nét như thế.

2.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (4.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 2:

a.   Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

0.5 điểm

b.   Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về Nạn săn bắt thú hoang dã.

Hướng dẫn chấm:

-   HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

-   HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm

0.5 điểm

c. Tiến hành phân tích

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

a. Mở bài

- Nêu vấn đề cần bàn luận: Nạn săn bắt thú hoang dã

- Nêu ý kiến đồng tình/phản đối về vấn đề cần bàn luận

b. Thân bài:

- Giải thích: Thế nào là “nạn săn bắt”, “thú hoang dã”, “nạn săn bắt thú hoang dã”?

- Trình bày ý kiến đồng tình/phản đối về vấn đề cần bàn luận, nêu lý lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm

VD: Đối với ý kiến phản đối về vấn đề này

+ Về mặt môi trường, nạn săn bắt thú hoang dã làm phá hủy hệ sinh thái, làm mất đi sự cân bằng giữa các loài trong tự nhiên.

+ Về mặt kinh tế, nạn săn bắt thú hoang dã làm mất đi một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho phát triển bền vững.

+ Về mặt xã hội, nạn săn bắt thú hoang dã làm gia tăng các vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới tập quán tiêu dùng thực phẩm và hình ảnh của đất nước.

+...

-> Từ những lí do trên,  tôi cho rằng nạn săn bắt thú hoang dã là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết triệt để.

+ Trách nhiệm của tuổi trẻ là hãy cùng nhau chung tay, nâng cao ý thức về tầm quan trọng cũng như việc ngăn chặn nạn săn bắt để bảo vệ các loài động vật hoang dã

+ Trình bày một số hoạt động cụ thể như: mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã, không mua bán, sử dụng hoặc ủng hộ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; chính quyền và các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã; …

+ …

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận hoặc đưa ra lời kêu gọi

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 – 0.75 điểm.

2.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

 

 


TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

2

 

 

 

 

 

 

2

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

3

0

2

0

1

0

1

0

7

10

Điểm số

0

2.0

0

2.0

0

2.0

0

4.0

0

10

10

Tổng số điểm

2.0 điểm

20%

2.0 điểm

20%

2.0 điểm

20%

4.0 điểm

40%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 


 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Trình bày ngắn gọn những đặc trưng cơ bản của thể thơ đó

1

 

C1

Thông hiểu

 

Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào?

1

 

C4

Vận dụng

Em hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích về vẻ đẹp của cảnh vật mùa xuân và vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của thi sĩ được thể hiện trong bài thơ

1

C5

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

2

0

 

 

 

Nhận biết

- Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

“Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng

Lúa thì con gái mượt như nhung”

- Xác định các từ tượng hình xuất hiện trong bài thơ

2

 

C2,3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dung cao

-     Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về Nạn săn bắt thú hoang dã.

1

 

 

 Phần tự luận

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay