Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
Đề số 02
Câu 1: Ý nghĩa của từ "định phận" trong câu thơ "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" là gì?
A. Đã được sắp đặt sẵn trong sách trời.
B. Được vua Nam quyết định.
C. Do nhân dân lựa chọn.
D. Là quy luật của tự nhiên.
Câu 2: Hình ảnh "cỏ cây chen đá, lá chen hoa" có ý nghĩa gì?
A. Miêu tả cảnh thiên nhiên hoang sơ.
B. Gợi sự sống mạnh mẽ giữa thiên nhiên hoang dại.
C. Thể hiện sự tĩnh lặng của cảnh vật.
D. Tượng trưng cho tâm trạng của tác giả.
Câu 3: Vì sao bác Phi-líp quyết định đóng vai bố của Xi-mông?
A. Vì muốn giúp Xi-mông có niềm tin vào cuộc sống.
B. Vì thương cảm trước nỗi đau của Xi-mông.
C. Vì cảm nhận được trách nhiệm với mẹ của Xi-mông.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp đảo ngữ?
A. Trời xanh thẳm, gió hiu hiu thổi.
B. Lấp lánh biển trời, ánh trăng vàng soi!
C. Em yêu quê hương tha thiết.
D. Mặt trời tỏa sáng rực rỡ.
Câu 5: Thành phần nào trong câu "Nam – một học sinh giỏi – vừa đạt giải nhất" là thành phần biệt lập?
A. Nam
B. Một học sinh giỏi
C. Vừa đạt giải nhất
D. Không có thành phần biệt lập
Câu 6: Thế nào là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
A. Thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
B. Thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
C. Thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 8 chữ.
D. Thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu 8 chữ.
Câu 7: Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?
A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
B. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
C. Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Cảnh đèo Ngang hiện lên như thế nào trong hai câu thơ đầu?
A. Hoang vắng, buồn bã.
B. Tươi tắn, sinh động.
C. Phong phú, đầy sức sống.
D. Um tùm, rậm rạp.
Câu 9: Nội dung chính của bài thơ “Qua đèo ngang” là gì?
A. Cảnh tượng đèo Ngang heo hút, hoang vắng và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả.
B. Cảnh đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ.
C. Con người ở đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Tác dụng của câu hỏi tu từ là gì?
A. Nhằm khẳng định hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa mà người viết muốn biểu đạt.
B. Mang ý nghĩa biểu tượng cho một điều gì đó.
C. A, B sai.
D. A, B đúng.
Câu 11: Câu thơ sau đây sử dụng kiểu nhân hóa nào?
Những chòm sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
A. Trò chuyện với vật như với người.
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, trạng thái của con người để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 12: Chim bồng chanh đỏ được chú bé Hoài miêu tả như thế nào?
A. Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút.
B. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.
C. Dáng vẻ nhỏ bé, lông màu hung hùng vàng, có cái mỏ rất dài.
D. A, B đúng.
Câu 13: Chi tiết nào thể hiện niềm say mê và thích thú đối với chim bồng chanh của cậu bé Hoài?
A. Ngày nào tôi cũng phải ra bờ đầm một lần để được trông thấy bồng chanh thì mới yên tâm.
B. Phải nói anh là một người mê nuôi chim và sự hiểu biết phong phú của anh về đời sống các loài chim làm cho tôi rất cảm phục.
C. Hôm nào anh Hiền bận thì tôi rủ bọn bạn của tôi cùng ra cho vui, tưởng như nếu từ nay mà thiếu mất nó thì mình phải nhớ đến sầu não cả người cũng nên.
D. A, C đúng.
Câu 14: Chi tiết Xi-mông quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện nằm ở phần nào?
A. Phần nói về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
B. Phần nói về cuộc gặp gỡ của Xi-mông với bác Phi-líp.
C. Phần kể về bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.
D. Phần kể về Xi-mông đến trường với niềm tin đã có một ông bố.
Câu 15: Trong câu sau, thành ngữ giữ chức năng ngữ pháp gì?
Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ.
A. Trạng ngữ.
B. Bổ ngữ.
C. Vị ngữ.
D. Chủ ngữ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................