Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
Đề số 01
Câu 1: Vì sao bài thơ "Nam quốc sơn hà" được xem là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
A. Khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
B. Tuyên bố chống lại các nước xâm lược.
C. Khẳng định sự cai trị của vua Nam.
D. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
Câu 2: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong câu "Lấp lánh biển trời, ánh trăng vàng soi!" là gì?
A. Nhấn mạnh hình ảnh biển trời lấp lánh
B. Tạo âm điệu nhẹ nhàng, trầm lắng
C. Tăng cường sắc thái biểu cảm
D. Cả A và C đúng
Câu 3: Điều gì khiến Xi-mông buồn bã, tuyệt vọng?
A. Mẹ của em bị ốm
B. Em bị bạn bè trêu chọc vì không có bố
C. Em bị điểm kém ở trường
D. Em bị lạc đường
Câu 4: Nội dung chính của bộ phim "Mẹ vắng nhà" là gì?
A. Một gia đình sống giữa chiến tranh
B. Những đứa trẻ lớn lên khi mẹ đi xa
C. Tình cảm gia đình trong thời chiến
D. Cả B và C đúng
Câu 5: Câu nào dưới đây không chứa thành phần gọi - đáp?
A. "Ba ơi, con nhớ ba lắm!"
B. "Này, bạn có biết hôm nay kiểm tra không?"
C. "Hình như trời sắp mưa rồi."
D. "Các bạn, chúng ta cùng học nhé!"
Câu 6: Bài thơ Nam quốc sơn hà được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương.
D. Cuộc đại phá quân Thanh.
Câu 7: Một bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có bố cục như thế nào?
A. 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.
B. 4 phần: đề, thực, luận, kết.
C. 2 phần: 2 câu trước, 2 câu sau.
D. A, C đúng.
Câu 8: Bài thơ Qua đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
A. Buổi sáng sớm.
B. Buổi trưa.
C. Buổi xế chiều.
D. Đêm khuya.
Câu 9: Bài thơ Qua đèo Ngang gieo vần gì?
A. Vần “uôc”.
B. Vần “ươc”.
C. Vần “oa”.
D. Vần “a”.
Câu 10: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?
A. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.
B. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
C. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.
D. Tạo nhịp điệu cho câu văn.
Câu 11: Biện pháp nhân hóa trong câu sau có tác dụng gì?
Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người.
A. Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sống động, có tình cảm, có linh hồn, gần gũi với con người.
B. Ca ngợi những vai trò, đóng góp của cây tre Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 12: Tác phẩm Bồng chanh đỏ được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn.
B. Truyện dài.
C. Hài kịch.
D. Hồi kí.
Câu 13: Truyện ngắn Bố của Xi-mông được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba, tác giả kể.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 14: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, chúng ta cần phụ thuộc vào những nhân tố nào?
A. Địa vị của đối tượng giao tiếp trong xã hội.
B. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
C. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của đối tượng giao tiếp.
D. Cách thức và mục đích giao tiếp.
Câu 15: Câu nào sau đây là thành ngữ?
A. Chân cứng đá mềm.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
D. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................