Đề thi cuối kì 2 công dân 8 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn GDCD 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Học sinh có thể làm gì để phòng tránh được các tai nạn về cháy nổ ở xung quanh mình?

  1. Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm nguồn sạc
  2. Tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến
  3. Cắm nhiều giắc cắm ở một ổ điện
  4. Dùng vải che phủ vào các thiết bị điện khi chúng đang hoạt động

Câu 2 (0,25 điểm). Nhà nước cấm người ở độ tuổi nào không được làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại?

  1. 25 tuổi
  2. Dưới 18
  3. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng
  4. Người ngoài 30 tuổi

Câu 3 (0,25 điểm). Nguy cơ nào dưới đây dẫn đến tai nạn vũ khí?

  1. Rò rỉ khí ga.
  2. Cưa bom, mìn.
  3. Cháy, chập điện.
  4. Thực phẩm ôi thiu.

  Câu 4 (0,25 điểm). Nếu công nhân không nhận được các điều kiện thích đáng trong quá trình làm việc thì có thể tham khảo điều luật nào để tìm lại quyền lợi thuộc về bản thân mình?

  1. Bộ luật lao động năm 2019 điều 6
  2. Một số văn bản quy bản pháp luật quy định về quyền của người sử dụng lao động
  3. Bộ luật lao động năm 2019 điều 23
  4. Bộ luật lao động năm 2019 điều 13

Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng?

  1. Lao động chỉ tạo ra giá trị cho cuộc sống của con người.
  2. Hoạt động lao động chỉ đóng góp cho xã hội khi giá trị vật chất mà người lao động đó tạo ra lớn.
  3. Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
  4. Lao động là hoạt động chỉ nên thực hiện khi bản thân đã lớn và trưởng thành.

Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

  1. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải.
  2. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.
  3. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
  4. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ.

Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm luật lao động?

  1. Trừ tiền thưởng vì lí do muộn giờ làm.
  2. Sử dụng người lao động 20 tuổi.
  3. Trách móc người lao động.
  4. Ngược đãi người lao động.

Câu 8 (0,25 điểm). Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
  2. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
  3. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
  4. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.

Câu 9 (0,25 điểm). Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không gây ra hậu quả nào sau đây?

  1. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
  2. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
  3. Ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người.
  4. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.

Câu 10 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền lợi nào sau đây?

  1. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
  2. Thực hiện hợp đồng lao động.
  3. Chấp hành kỉ luật lao động.
  4. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 11 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng về nghĩa vụ của người lao động?

  1. Tự do làm việc tại các công ty hợp pháp.
  2. Chấp hành kỉ luật lao động theo hợp đồng lao động.
  3. Tuyển dụng người lao động theo quy định của pháp luật.
  4. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

Câu 12 (0,25 điểm). Người sử dụng lao động có các quyền nào sau đây?

  1. Phân biệt đối xử với các nhân viên trong công ty
  2. Ép buộc nhân viên làm thêm giờ, không được quy định trong điều khoản của hợp đồng
  3. Quyền được tuyển dụng, bố trí công việc làm cho nhân viên
  4. Đưa ra các đạo luật cưỡng bức sức lao động của nhân viên

    Câu 13 (0,25 điểm). Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
  2. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
  3. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
  4. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

Câu 14 (0,25 điểm). Tầm quan trọng của lao động đối với con người là gì?

  1. Làm cho xã hội trở nên đình trệ, chậm phát triển
  2. Làm con người mệt nhọc, không có sức khỏe toàn diện cho các hoạt động hằng ngày
  3. Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội
  4. Làm cho nguồn nhân lực lao động ngày một già đi và không còn đáp ứng được cho thị trường lao động

Câu 15 (0,25 điểm). Trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ, công dân được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
  2. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
  3. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.
  4. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.

Câu 16 (0,25 điểm). Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
  2. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
  3. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
  4. Từ chối, đồng thời khuyên anh không nên thực hiện ý định đó.

Câu 17 (0,25 điểm). Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

  1. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
  2. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
  3. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
  4. Mọi công dân có trách nhiệm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại.

Câu 18 (0,25 điểm). Trong thời hạn hợp đồng lao động, anh T đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động với công ty H. Anh T có được nhận các hỗ trợ về thất nghiệp nếu chẳng may không tìm được việc làm khác trong thời gian đó không?

  1. Anh T vẫn được nhận các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp đã tham gia khi làm tại công ty
  2. Anh T không được nhận bất kì một khoản hỗ trợ nào hết vì anh T đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, anh thậm chí còn phải bồi thường hợp đồng với công ty H
  3. Vì bảo hiểm thất nghiệp anh vẫn đang tham gia cùng công ty nên anh vẫn được nhận các đãi ngộ cần thiết
  4. Anh T không được công ty H hỗ trợ gì nữa nhưng vẫn có thể đòi hỏi

Câu 19 (0,25 điểm). Em đang xếp hàng đợi mua dầu hỏa cho bố, thì trông thấy một người đàn ông cũng đang xếp hàng chờ đổ xăng, trong lúc chờ đợi chú ấy đã lấy bật lửa ra định châm thuốc hút. Em sẽ làm gì trong tình huống đó?

  1. Việc hút thuốc là quyền tự do của mỗi người
  2. Báo cho người quản lí tại đó biết được tình hình rồi phạt người đàn ông hút thuốc kia
  3. Khuyên chú ấy không được hút thuốc tại cây xăng vì rất nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng, thiệt hại đến tài sản và tính mạng
  4. Mặc kệ chú ấy, chú ấy muốn hút thuốc ở đâu là việc của chú ấy

Câu 20 (0,25 điểm). Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, các em cần nắm rõ các điều gì?

  1. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành
  2. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty
  3. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty
  4. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc

Câu 21 (0,25 điểm). Thông tin dưới đây đề cập đến loại tai nạn nào?

Bà C là chủ một cơ sở sản xuất nem chua. Trong quá trình sản xuất, bà C đã bí mật sử dụng một số hóa chất không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng để tẩy trắng bì lợn.

  1. Tai nạn cháy, nổ.
  2. Tai nạn do chất độc hại gây ra.
  3. Tai nạn vũ khí gây ra.
  4. Tai nạn do bom mìn gây ra.

Câu 22 (0,25 điểm). Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không. Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?

  1. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
  2. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
  3. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
  4. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.

Câu 23 (0,25 điểm). Vì sao công dân nên chọn các hoạt động lao động phù hợp với bản thân mình để làm?

  1. Để có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
  2. Để có thể nhanh chóng tạo ra vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của bản thân
  3. Công việc phù hợp với năng lực sẽ không giúp người lao động tạo ra thêm được các giá trị cho bản thân
  4. Làm việc trong môi trường lao động phù hợp sẽ không áp lực

Câu 24 (0,25 điểm). Anh K phát hiện ra phía chân núi có một quả bom tàn dư lại sau chiến tranh, anh K nghĩ nếu lấy được phần vỏ kim loại đó để bán sắt vụn thì kiếm được một khoản tiền. Nhưng một mình anh K không thể tự dịch chuyển hay cưa quả bom đó, anh K liền rủ anh T là hàng xóm cùng đến cưa và chia đôi số tiền kiếm được. Thấy anh T lo ngại về việc quả bom có thể sẽ phát nổ trong quá trình hai anh đang làm, anh K chấn an “nếu nó nổ được đã nổ từ khi có chiến tranh rồi kìa”. Theo em anh T nên làm gì để giữ an toàn cho bản thân và anh K?

  1. Lí lẽ của anh K hoàn toàn chính xác, anh T nên nghe theo cùng đến chỗ quả bom để thực hiện công việc với anh K
  2. Anh T nên khuyên anh K không nên cưa quả bom để lấy kim loại mà báo chuyện có quả bom sót lại cho cơ quan chức năng, có chuyên môn về việc rà xóa bom mìn để xử lí an toàn không gây ra các thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản
  3. Anh T nên báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc mình sắp làm cùng anh K để họ có thể ứng cứu kịp thời khi xảy ra bất cứ tình huống nguy hiểm nào khác
  4. Anh T nên bảo với mọi người về việc anh K tìm thấy quả bom còn sót lại, cùng nhau tìm ra phương án hợp lí để lấy kim loại
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm).

  1. Lao động đóng vai trò gì đối với cá nhân và xã hội?
  2. Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân và đối với lao động chưa thành niên?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống dưới đây: Cuối tuần, Đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép bố mẹ được tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý.

Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         ……………… 

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

 

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

 

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Bài 9

12

1

 

 

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Nhận biết

Nhận biết được nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí và việc HS nên làm để phòng tránh tai nạn về cháy nổ và các chất độc hại.

2

 

C1, C3

 

Thông hiểu

- Bày tỏ được quan điểm với vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Biết được nguy cơ không dẫn đến tai nạn cháy, nổ.

- Biết được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nắm rõ được Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001 nghiêm cấm.

- Biết thực hiện các hành động phòng tránh tai nạn về cháy nổ.

6

 

C6, C8, C9, C13, C15, C17

 

Vận dụng

- Xử lí được các tình huống liên quan đến tai nạn cháy nổ, các chất độc hại.

- Xác định được loại tai nạn trong các thông tin, trường hợp cụ thể.

4

 

C16, C19, C21, C24

 

Vận dụng cao

Xử lí tình huống về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

 

1

 

C2 (TL)

Bài 10

12

1

 

 

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Nhận biết

- Nhận biết được ý kiến đúng về lao động.

- Nhận biết được độ tuổi không được thực hiện lao động nặng nhọc.

- Nêu được tầm quan trọng của lao động đối với cá nhân và xã hội; quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và đối với cả lao động chưa thành niên.

2

1

C2, C5

C1 (TL)

Thông hiểu

- Xác định được quyền lợi của người lao động.

- Biết được điều Luật nào mà công nhân không nhận được các điều kiện thích đáng trong quá trình làm việc tham khảo.

- Biết được vai trò của lao động đối với con người.

- Xác định được hành vi vi phạm luật lao động.

- Nắm rõ nghĩa vụ của người lao động.

- Biết được quyền của người sử dụng lao động.

6

 

C4, C7,  C10, C11, C12, C14

 

Vận dụng

- Nắm rõ điều cần làm để bảo vệ quyền lợi khi tham gia vào thị trường lao động.

- Xử lí tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

4

 

C18, C20, C22, C23

 

Vận dụng cao

     

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay