Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn HĐTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, căng thẳng là gì?
Một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.
- Một phản ứng của não bộ khi đối diện với các tình huống không thể giải quyết bằng năng lực của mình.
- Một phản ứng của não bộ khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.
- Một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống vượt quá khả năng xử lý với sức chịu đựng của mình.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, hành vi giao tiếp là gì?
Quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau.
Quá trình truyền đạt thông tin và ý nghĩa giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau.
Quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến và ý nghĩa giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau
Quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến và ý nghĩa giữa các cá nhân với các cá nhân khác.
Câu 3 (0,5 điểm). Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường em không nên làm gì?
Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường.
Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường.
Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân.
Tổng hợp lại các video, clip về hành vi bạo lực học đường để đăng lên mạng bằng những lời lẽ gay gắt.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, có những hình thức khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội nào?
Bảng hỏi, câu hỏi.
Bảng hỏi, phỏng vấn.
Trực tiếp, gián tiếp.
- Trực tiếp, trực tuyến.
Câu 5 (0,5 điểm). Bản chất của hành vi bắt nạt học đường là gì?
Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
- Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi công kích lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
- Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân hoặc tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
Câu 6 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về bạo lực học đường?
- Người có hành vi gây bạo lực sẽ có thể chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.
Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường, giữa những học sinh có sự quen biết và tiếp xúc hoặc có mâu thuẫn từ trước.
Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là từ đồng nghĩa với từ hài hòa?
Hòa hợp.
Thân thiện.
Hòa hảo.
Nhất quán.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?
Tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết.
Đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch phù hợp.
Suy nghĩ nhiều, tiêu cực.
Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, giải trí phù hợp.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không được coi là hành vi bắt nạt học đường?
Đề nghị bạn giúp đỡ mình lúc mình không hiểu bài.
Bắt bạn làm một việc nào đó như chép bài, làm bài nếu không sẽ bị đánh.
Nói xấu, chế giễu, xúc phạm bạn trên mạng xã hội.
Chửi bới, lăng mạ, xúc phạm bạn học trước nhiều học sinh khác.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải là hoạt động công ích ở trường?
- Dọn vệ sinh khu vực trong nhà trường.
- Vứt rác vào các bãi cỏ trên sân trường.
- Trang trí không gian lớp học xanh.
- Trực nhật lớp.
Câu 11 (0,5 điểm). Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Lí do thực hiện khảo sát:................................?”
Khảo sát bằng phương pháp nào.
Cần làm việc gì để thực hiện mục đích khảo sát.
Khảo sát được thực hiện nhằm mục đích gì.
Vì sao cần thực hiện đề tài này.
Câu 12 (0,5 điểm). Thực hành cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống: Hải là một bạn nhút nhát, ngại giao tiếp. Bạn thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc và có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với bạn.
Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi bắt nạt về mặt thể chất.
Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi bắt nạt về mặt tinh thần.
Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi bị nhà trường nghiêm cấm.
Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi vi phạm pháp luật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Lập kế hoạch rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những hành vi giao tiếp tích cực và chưa tích cực trong việc sử dụng phi ngôn ngữ.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 2 | 1 | 4,0 | ||
Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 4 | 1 | 3,0 | ||
Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường | 1 | 0 | 4 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 3,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 1 | 2 | 1 | ||||
Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống | Nhận biết | - Nhận diện được định nghĩa của căng thẳng. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải là cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống. | 1 | C8 | |||
Vận dụng | Lập kế hoạch rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống. | 1 | C1 (TL) | |||
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 2 | 4 | 1 | ||||
Giao tiếp, ứng xử tích cực | Nhận biết | - Nhận diện được định nghĩa của hành vi giao tiếp. - Nhận diện được những hình thức khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. | 2 | C2 C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải là từ đồng nghĩa với từ hài hòa. | 1 | C7 | |||
Vận dụng | - Nắm được lí do thực hiện khảo sát. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | Nêu những hành vi giao tiếp tích cực và chưa tích cực trong việc sử dụng phi ngôn ngữ. | 1 | C2 (TL) | |||
Chủ đề 3 | 6 | 0 | ||||
Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường | Nhận biết | - Nhận diện được bản chất của hành vi bắt nạt học đường. | 2 | C5 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không nên làm để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. - Nhận diện được ý không đúng khi nói về bạo lực học đường. - Nhận diện được ý không được coi là hành vi bắt nạt học đường. - Nhận diện được ý không phải là hoạt động công ích ở trường. | 3 | C3 C6 C9 C10 | |||
Vận dụng | - Nhận diện cách ứng xử tích cực. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao |