Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn HĐTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Khảo sát thực trạng, tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là cơ sở quan trọng để:
A. Các sở, ban, ngành về môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
B. Đề xuất các biện pháp tuyên truyền bảo vệ môi trường, góp phần giữ gìn và quảng bá cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đất nước.
C. Giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
D. Tuyên truyền biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường đến người dân ở địa phương.
Câu 2 (0,5 điểm). Cộng đồng là gì?
A. Là một nhóm cá thể tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
B. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
C. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là không có chung các mối quan tâm.
D. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.
Câu 3 (0,5 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhận hậu, sự sẻ chia là:
A. Uống nước nhớ nguồn. | B. Con nhà lính, tính nhà quan. |
C. Chia ngọt sẻ bùi. | D. Thắng không kiêu, bại không nản. |
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là hình thức sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước là:
A. Bài giới thiệu đăng trên mạng xã hội. | B. Cẩm nang hướng dẫn du lịch. |
C. Kế hoạch quảng bá. | D. Tờ rơi, mô hình. |
Câu 5 (0,5 điểm). Hành động nào sau đây cần phải phê phán?
A. Không vứt rác bừa bãi. | B. Giữ vệ sinh nơi công cộng. |
C. Vẽ bậy lên tường của thôn xóm. | D. Trồng cây xanh. |
Câu 6 (0,5 điểm). Quan sát tình huống sau: “Trong một lần đi tham quan vườn quốc gia Cúc Phương, các bạn cùng lớp em liên tục dùng que quật vào các tán cây là lá rơi rụng”.
Nếu là em, em sẽ làm gì?
A. Ủng hộ hành vi của các bạn.
B. Giải thích cho các bạn hiểu đó là việc làm tổn hại cảnh quan thiên nhiên.
C. Đánh nhau với các bạn.
D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng?
|
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước?
A. Đốt nhiên liệu hóa thạch. | B. Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. |
C. Rác thải nhựa. | D. Cháy rừng. |
Câu 9 (0,5 điểm). Biểu hiện của ô nhiễm môi trường không khí là:
A. Khói bụi, mùi hôi. | B. Không khí loãng. |
C. Giảm nhiệt độ của trái đất. | D. Giảm tầm nhìn gần. |
Câu 10 (0,5 điểm). Việc nên làm để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung là:
A. Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập. | B. Quyên góp đồ chơi. |
C. Quyên góp máy chơi game. | D. Quyên góp xe đạp. |
Câu 11 (0,5 điểm). Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Các cơ quan chức năng. | B. Đảng, Nhà nước ta. |
C. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. | D. Thế hệ trẻ. |
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải cách khảo sát phù hợp khi thực hiện Kế hoạch khảo sát nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương?
A. Quan sát trực tiếp, ghi chép, chụp hình minh họa.
B. Thực hiện khảo sát người dân bằng bảng hỏi.
C. Phỏng vấn một số người dân địa phương có am hiểu về môi trường.
D. Sưu tầm trên sách, báo, internet về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nêu các việc có thể làm khi tham gia phát triển các hoạt động ở địa phương trong các tình huống sau:
Tình huống 1: “Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và cảnh quan ở địa phương”.
Tình huống 2: “Từ nhỏ, Chúc đã yêu thích đọc sách và mong muốn lập một thư viện trong xóm để mọi người tới đó đọc sách. Không những vậy, Chúc còn muốn mọi người trong xóm, nhất là các bạn nhỏ, có thói quen đọc sách và yêu sách. Tuy nhiên, Chúc băn khoản chưa biết làm thế nào để xây dựng được mạng lưới những người yêu sách và cùng nhau xây dựng thư viện sách trong xóm”.
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu các biện pháp để bảo tồn các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở nước ta.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới và thực hiện các hoạt động cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 6 | 6 | |||||
Xây dựng mạng lưới và thực hiện các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | - Nêu được khái niệm cộng đồng. - Chỉ ra được việc nên làm để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung. | 2 | C2, C10 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được hành động cần phải phê phán. - Chỉ ra được dâu không phải là biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng. - Chỉ ra được người có trách nhiệm bảo vệ môi trường. | 3 | C5, C7, C11 | |||
Vận dụng | - Chỉ ra được câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhận hậu, sự sẻ chia. - Nêu được các việc có thể làm khi tham gia phát triển các hoạt động ở địa phương trong các tình huống. | 1 | 1 | C3 | C1 (TL) | |
Chủ đề 7 | 6 | 1 | ||||
Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước | Nhận biết | - Nêu được cơ sở quan trọng để khảo sát thực trạng, tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nêu được biểu hiện của ô nhiễm môi trường không khí. | 2 | C1, C9 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được đâu không phải là hình thức sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - Chỉ ra được đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. - Chỉ ra được đâu không phải cách khảo sát phù hợp khi thực hiện Kế hoạch khảo sát nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương. | 3 | C4, C8, C12 | |||
Vận dụng | Đưa ra cách xử lý tình huống để bảo vệ môi trường. | 1 | C6 | |||
Vận dụng cao | Nêu được các biện pháp để bảo tồn các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở nước ta. | 1 | C2 (TL) |