Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn HĐTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đối tượng nào sau đây được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ?
A. Người có địa vị trong xã hội. | B. Người nghèo khổ, khó khăn, kém may mắn. |
C. Người có hoàn cảnh sung túc. | D. Người có điều kiện đi du học. |
Câu 2 (0,5 điểm). Biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất là:
A. Có màu đỏ hoặc đen không đồng đều. | B. Xuất hiện những hạt sỏi to trong đất. |
C. Đất khô cằn. | D. Xuất hiện cát mịn trong đất. |
Câu 3 (0,5 điểm). Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên.
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia.
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội.
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất?
A. Canh tác nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. | B. Quá trình đô thị hóa. |
C. Rác thải sinh hoạt của con người. | D. Núi lửa phun trào. |
Câu 5 (0,5 điểm). Quan sát tình huống sau: “Khi đi du lịch cùng gia đình ở bãi biển Sầm Sơn, em đã thấy một bạn nhỏ vứt rác ngay trên bãi biển”.
Nếu em chứng kiến hành động trên, em sẽ làm gì?
A. Không quan tâm vì không phải việc của mình.
B. Nhắc nhở bạn nhỏ vứt rác đúng nơi quy định.
C. Gây gổ với bạn nhỏ vì hành vi làm mình khó chịu.
D. Mắng bạn nhỏ vì hành động vứt rác bừa bãi.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?
A. Là trách nhiệm với cộng đồng.
B. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.
C. Là hành động thể hiện tình yêu thương.
D. Là một hành động đẹp từ tấm lòng.
Câu 7 (0,5 điểm). Địa điểm nào dưới đây không phù hợp khi thực hiện Kế hoạch khảo sát nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương?
A. Khu đất ở và đất trồng lúa, hoa màu của người dân.
B. Sông, kênh rạch, cống thoát nước, ao, hồ ở địa phương.
C. Các khu vực phát sinh khí thải ở địa phương.
D. Khu vực trường học và nơi công sở.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cộng đồng là gì?
A. Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm.
B. Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng.
C. Nâng cao được giá trị của bản thân.
D. Hình thành và phát triển các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là một hình thức tuyên truyền biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường?
A. Phát thanh qua hệ thống loa của địa phương. | B. Phát tờ rơi, băng rôn. |
C. Diễu hành và tổ chức sự kiện. | D. Viết bài văn về môi trường. |
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?
A. Chia cách các cá nhân với tổ chức, không có tiếng nói chung khi thực hiện dự án cộng đồng.
B. Xác định hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng.
C. Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng.
D. Xác định cá nhân và tổ chức tham gia; vai trò của họ trong mạng lưới.
Câu 11 (0,5 điểm). Biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường phù hợp do người dân vứt rác bừa bãi xuống sông là:
A. Quy hoạch khu vực thu gom và phân loại rác ở địa phương.
B. Hạn chế sử dụng túi ni-lông và tái chế lại đồ dùng.
C. Trồng nhiều cây xanh.
D. Sử dụng năng lượng sạch.
Câu 12 (0,5 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập?
A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. | B. Đồng cam cộng khổ. |
C. Chung lưng đấu cật. | D. Tức nước vỡ bờ. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Hãy nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục môi trường trong tình huống sau:
“Khu di tích Chùa Hương, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, trong những năm gần đây đang gặp phải vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù là điểm tham quan hấp dẫn, nhưng nhiều du khách đã xả rác bừa bãi tại các khu vực xung quanh chùa, đặc biệt là tại các hang động và khu vực ven suối. Điều này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái”.
Câu 2 (1,0 điểm). Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề bạo lực học đường đang ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng. Là một học sinh lớp 9, em sẽ làm gì để đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề này trong cộng đồng của mình.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới và thực hiện các hoạt động cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 6 | 6 | 1 | ||||
Xây dựng mạng lưới và thực hiện các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | - Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng? - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cộng đồng. | 2 | C3, C8 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được đối tượng được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ. - Chỉ ra nội dung không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng. - Chỉ ra được đâu không phải cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. | 3 | C1, C6, C10 | |||
Vận dụng | Chỉ ra được câu tục ngữ không nói về sự hòa nhập. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao | Nêu những việc làm để đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề bạo lực học đường trong cộng đồng. | 1 | C2 (TL) | |||
Chủ đề 7 | 6 | |||||
Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước | Nhận biết | - Nêu được biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất. - Nêu được biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường phù hợp do người dân vứt rác bừa bãi xuống sông. | 2 | C2, C11 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được đâu không phải là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. - Chỉ ra được địa không phù hợp khi thực hiện Kế hoạch khảo sát nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương. - Chỉ ra được đâu không phải là một hình thức tuyên truyền biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. | 3 | C4, C7, C9 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách xử lý tình huống để bảo vệ môi trường. - Nêu được nguyên nhân và biện pháp khắc phục môi trường trong tình huống. | 1 | 1 | C5 | C1 (TL) |