Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế - đó là nguyên tắc nào của WTO?

A. Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.

B. Mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.

C. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

D. Thương mại không phân biệt đối xử.

Câu 2. Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây của WTO?

A. Nguyên tắc tự do hóa thương mại.

B. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.

C. Nguyên tắc minh bạch.

D. Nguyên tắc tự do cạnh tranh.

Câu 3. Tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau – đó là nội dung nguyên tắc nào của WTO?

A. Tự do hóa thương mại.

B. Cạnh tranh công bằng.

C. Thương mại không phân biệt đối xử.

D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

Câu 4. Tổ chức WTO được thành lập vào thời gian nào?

A. 01 – 01 – 1995.

B. 01 – 02 – 1995.

C. 01 – 03 – 1995.

D. 01 – 04 – 1995.

Câu 5. Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của WTO?

A. Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.

B. Nguyên tắc mở cửa thị trường.

C. Nguyên tắc thương mại công bằng.

D. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng.

Câu 6. Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã tuân thủ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?

Doanh nghiệp D (nước Y) do quá tin tưởng vào công ty môi giới nên đã bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác, đồng ý bán cho Công ty G (nước E) 300 tấn gạo. Sau khi Doanh nghiệp D gửi 300 tấn gạo đi cho Công ty G thì mới phát hiện Công ty G không có khả năng thanh toán, đang chờ tuyên bố phá sản.

A. Cả công ty D và công ty G.

B. Không có chủ thể nào tuân thủ.

C. Công ty D.

D. Công ty G.

Câu 7. Bảo bộ công dân là

A. hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài.

B. thể hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân của nước mình.

C. sự giúp đỡ của Nhà nước đối với công dân đang sinh sống tại đất nước.

D. hoạt động của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền bảo hộ cho công dân nước khác đang sinh sống và làm việc.

Câu 8. Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?

A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.

C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. 

D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển.

Câu 9. Trong thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự quyết và quyền chủ quyền.

B. Quyền tài phán và quyền cho phép.

C. Quyền chủ quyền và quyền tài phán.

D. Quyền chủ quyền và chủ quyền.

Câu 10. Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Lãnh thổ quốc gia.

B. Biên giới quốc gia.

C. Chủ quyền quốc gia.

D. Giới hạn quốc gia.

Câu 11. Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam?

A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

B. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam.

C. Người nước ngoài đang du lịch tại Việt Nam.

D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.

Câu 12. Đối tượng cư dân nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau đây?

Địa vị pháp lí ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động mà người nước ngoài được hưởng; họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì nước nào.

A. Công dân nước sở tại.

B. Người không quốc tịch.

C. Người lao động nước ngoài.

D. Công dân nước ngoài.

Câu 13. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quan hệ như thế nào?

A. Có quan hệ song phương.

B. Có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

C. Có cấu trúc khác nhau.

D. Có quan hệ biện chứng, cấu trúc khác nhau.

Câu 14. Pháp luật quốc tế có vai trò

A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.

B. là cơ sở để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.

C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.

D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.

Câu 15. “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được quốc tế thừa nhận chung và trong những thảo thuận có hiệu lực theo nhữg nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế” là của nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.

B. Nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

D. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

Câu 16. Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?

A. Bốn nguyên tắc.

B. Năm nguyên tắc.

C. Sáu nguyên tắc.

D. Bảy nguyên tắc.

Câu 17. Pháp luật quốc tế ảnh hưởng đến

A. các mối quan hệ của pháp luật quốc tế.

B. sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.

C. cấu trúc hệ thống pháp luật quốc tế.

D. toàn bộ nội dung của pháp luật quốc tế.

.....................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.

   Trong khoảng thời gian từ ngày 19 – 8 – 2021 đến ngày 22 – 9 – 2021, ông T (là quản lí vận chuyển hàng hóa của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường A) đã bàn bạc, thống nhất với ông H và ông S, thông qua một số lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường xanh D vận chuyển 630.840kg chất thải từ Công ty A và 34.890kg chất thải từ Công ty X ở khu công nghiệp Z đem đổ ra môi trường. Dưới sự hướng dẫn của ông S và ông H, các lái xe đã đổ 652.295kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại xuống bờ sông và đổ 13.435kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại ra vệ đường. 

a. Chỉ có ông T và ông H vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

b. Ông T, ông S, ông H và những người lái xe vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

c. Những lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường xanh D không phải chịu trách nhiệm trong quy định về quyền, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

d. Hành vi xả rác bừa bãi có thể gây ra những hậu quả về ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người, … 

Câu 2. Đọc các thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d. 

a. Pháp luật quốc tế do các quốc gia và tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.

b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ liên quốc gia.

c. Pháp luật quốc tế quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau.

d. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau đây và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.

   Ông A là công dân Việt Nam, sinh sống và cư trú hợp pháp tại nước M (thuộc châu Âu). Một buổi tối, một nhóm người quá khích ở địa phương kéo đến đập phá cửa hàng của gia đình ông và chửi bới, lăng mạ ông với lí do ông là người gốc Á mà kinh doanh ngành nghề giống với họ. 

a. Hành vi của những người quá khích để đảm bảo quyền lợi của họ trong sản xuất và kinh doanh. 

b. Hành vi của những người quá khích là vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm quyền con người và phân biệt đối xử về nguồn gốc dân tộc. 

c. Ông A được quyền sống ở nước M nhưng không được phép kinh doanh mặt hàng kinh doanh như người bản địa.  

d. Ông A được quyền sống ở nước M và hưởng quyền và nghĩa vụ công dân theo chế độ đãi ngộ của quốc gia. 

.....................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12  –  KẾT NỐI TRI THỨC

.....................................

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

02

01

03

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

14

06

01

06

03

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

04

TỔNG

16

6

2

0

6

10

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi 

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI

24

16

24

16

Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết 

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và nêu tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

4

C19, C20, C21, C22

Thông hiểu

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp. 

2

3

C23, C24

C1a, C1b, C1d

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp. 

1

C1d

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Bài 14. Một số vấn đề chung về luật pháp quốc tế 

Nhận biết 

Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. 

4

C13, C14, C15, C16

Thông hiểu

Nêu được mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế và luật quốc gia. 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

2

C17, C18

Vận dụng 

Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp. 

4

C2a, C2b, C2c, C2d

Bài 15. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia 

Nhận biết 

Nêu được nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. 

4

C7, C8, C9, C10

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

1

C11

Vận dụng 

Có ý thức chấp hành Công pháp về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. 

4

C12

C3a, C3b, C3c, C3d

Bài 16. Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế 

Nhận biết 

Nêu được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. 

4

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

1

3

C5

C4a, C4b, C4c

Vận dụng 

Có ý thức trong việc chấp hành các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng Thương mại quốc tế. 

1

1

C6

C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay