Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
B. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật.
C. Tiếp cận các giá trị văn hóa.
D. Giao nộp cổ vật do mình tìm được.
Câu 2. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?
A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về bảo vệ môi trường.
C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.
D. Tố cáo các hành vi vi phạm.
Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.
B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.
C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.
D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.
Câu 4. Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Sử dụng di sản văn hóa.
B. Bảo vệ di sản văn hóa.
C. Tái tạo di sản văn hóa.
D. Chuyển giao di sản văn hóa.
Câu 5. Đâu không phải là quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?
A. Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hóa.
B. Được tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
C. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.
D. Chưa được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.
B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.
C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.
D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.
Câu 7. Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm
A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.
Câu 8. Vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lí được gọi là
A. vùng nội thủy. | B. vùng lãnh hải. |
C. vùng tiếp giáp lãnh hải. | D. vùng đặc quyền kinh tế. |
Câu 9. Trong thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự quyết và quyền chủ quyền.
B. Quyền tài phán và quyền cho phép.
C. Quyền chủ quyền và quyền tài phán.
D. Quyền chủ quyền và chủ quyền.
Câu 10. Chế độ đối xử đặc biệt thường được áp dụng với đối tượng dân cư nào sau dây?
A. Công dân nước sở tại.
B. Người không quốc tịch.
C. Viên chức của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại.
D. Doanh nhân nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh tại nước sở tại.
Câu 11. Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài không bao gồm
A. Chế độ đối xử quốc gia. | B. Chế độ tối huệ quốc. |
C. Chế độ đối xử đặc biệt. | D. Chế độ cấm vận, hạn chế. |
Câu 12. Đâu không phải là những nội dung được xác định trong biên giới quốc gia?
A. Biên giới quốc gia trên bộ. | B. Biên giới quốc gia ven biển. |
C. Biên giới quốc gia trong lòng đất. | D. Biên giới quốc gia trên không. |
Câu 13. Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?
A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.
Câu 14. “Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội” là nội dung của nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.
B. Nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
D. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
Câu 15. Pháp luật quốc tế có vai trò
A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.
B. là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.
D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Câu 16. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật
A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.
D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.
Câu 17. Ý nào sau đây không đúng về pháp luật quốc tế?
A. Là hệ thống nguyên tắc và quy phạm phap luật được các quốc gia và chủ thể khác.
B. Được xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.
C. Vai trò và nguyên tắc đã tạo nên pháp luật quốc tế.
D. Được thể hiện qua Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
.....................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên, sau khi thỏa thuận, thống nhất, Công ty X của Nhật Bản đã giao kết hợp đồng văn bản bán cho Công ty V của Việt Nam 1.000 xe ô tô với giá là 30. 000 USD/một xe. Công ty X giao xe Công ty V tại cảng Hải Phòng, Công ty V sau khi nhận đủ số xe như đã thỏa thuận thì thanh toán cho Công ty X thông qua chuyển khoản. Các bên thống nhất không áp dụng Công cước Viên (CISG 1980) mà chọn luật của Singapore để điều chỉnh hợp đồng và Trọng tài thương mại của Việt Nam để giải quyết nếu có tranh chấp.
a. Công ty X và Công ty V đã thực hiện nguyên tắc tự do thỏa thuận luật điều chỉnh hợp đồng.
b. Công ty X và Công ty V thực hiện nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại.
c. Công ty V vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lí việc không thực hiện hợp đồng.
d. Công ty X vi phạm nguyên tắc được quyền tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng và thỏa thuận nội dung, hình thức của hợp đồng.
Câu 2. Đọc các thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.
Mặc dù nước P đã nhiều lần kịch liệt phản đối nhưng nước T vẫn đặt phương tiện thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước P. Nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ nước P và lên án nước T, song nước T vẫn không chịu rút phương tiện của mình ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước P. Vì thế, nước P đã kiện nước T ra Tòa án quốc tế yêu cầu bảo vệ chủ quyền của mình trong vùng này.
a. Hành vi của quốc gia P và những nước ủng hộ quốc gia P là phù hợp với pháp luật quốc tế.
b. Hành vi của quốc gia T xâm phạm quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia P.
c. Việc nhiều nước lên tiếng ủng hộ nước P đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quan hợp tác giữa các nước.
d. Việc nước P kiện nước T ra Tòa án quốc tế nhằm khẳng định chủ quyền của nước P với vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau đây và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.
A và B là hai nước láng giềng có tranh chấp với nhau về chủ quyền quốc gia đối với một số đảo trên biển. Sau một thời gian dài thương lượng không thành, nước A đã nộp đơn kiện nước B lên Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên hợp quốc tại Hà Lan, yêu cầu Tòa án này chiếu theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để tuyên bố về chủ quyền quốc gia đối với các đảo đó.
a. Việc nước A nộp đơn kiện nước B lên Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên hợp quốc là một hình thức giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với tinh thần của UNCLOS 1982.
b. Việc nước A nộp đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ góp phần làm giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho việc đàm phán giữa hai bên.
c. Nước B không có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Tòa án Trọng tài chiếu theo Công ước về Luật Biển năm 1982.
d. Sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực trong vụ kiện này.
.....................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
.....................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 02 | 01 | 03 | |||
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 14 | 06 | 01 | 06 | 03 | |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | 04 | |||||
TỔNG | 16 | 6 | 2 | 0 | 6 | 10 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Giải quyết vấn đề và sáng tạo | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và nêu tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | Phân tích được các hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 4 | C1, C2, C3, C4 | |||
Thông hiểu | Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp. | 1 | 3 | C5 | C4a, C4b, C4c | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp. | 1 | 1 | C6 | C4d | |||
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ | ||||||||
Bài 14. Một số vấn đề chung về luật pháp quốc tế | Nhận biết | Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. | Phân tích được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Bam và pháp luật quốc tế đơn giản. | 4 | C13, C14, C15, C16 | |||
Thông hiểu | Nêu được mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế và luật quốc gia. | Đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. | 1 | 3 | C17 | C2a, C2c, C2b | ||
Vận dụng | Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp. | 1 | 1 | C18 | C2d | |||
Bài 15. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia | Nhận biết | Nêu được nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. | 4 | C7, C8, C9, C10 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. | 2 | 2 | C11, C12 | C2a, C2b | |||
Vận dụng | Có ý thức chấp hành Công pháp về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. | 2 | C2c, C2d | |||||
Bài 16. Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Nhận biết | Nêu được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. | 4 | C19, C20, C21, C22 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. | 2 | 1 | C23, C24 | C1a | |||
Vận dụng | Có ý thức trong việc chấp hành các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng Thương mại quốc tế. | 3 | C1b, C1c, C1d |