Đề thi cuối kì 2 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu nào sau đây?
A. Giải phóng dân tộc, giành độc lập.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tham gia quá trình toàn cầu hóa.
D. Hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Câu 2. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?
A. Số 5 Châu Văn Liêm. C. Số 20 Bến Vân Đồn. | B. Bến cảng Nhà Rồng. D. Bến cảng Hải Phòng. |
Câu 3. Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?
A. Hội nghị Véc-xai. | B. Hội nghị Oa-sinh-tơn. |
C. Hội nghị Pa-ri. | D. Hội nghị Pốt-xđam. |
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1945 đến năm 1969?
A. Tháng 10-1956, là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam.
B. Tháng 8-1945, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
C. Tháng 2-1951, được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
D. 1945-1954, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 5. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 6. Cuối tháng 8-1910, Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh với mục đích gì?
A. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. điểm tập trung khi sơ tán.
C. căn cứ địa ở miền Nam.
D. truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những trăn trở về vận mệnh của đất nước.
Câu 7. Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
A. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.
B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.
C. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí.
D. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.
Câu 8. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 có điểm mới nào sau đây so với hoạt động của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Kêu gọi thanh niên ủng hộ một số tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp.
B. Sáng lập một chính đảng có chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc.
C. Tập hợp lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội.
D. Vận động quần chúng tham gia các phong trào chống đế quốc.
Câu 9. Văn Kiện được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Đường Kách mệnh.
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 10. Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại
A. Khâm Thiên (Hà Nội).
B. Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng).
C. Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Ba Vì (Hà Nội).
Câu 11. Để giải quyết nạn đói Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước
A. phát động phong trào “Nhường cơm sẻ áo”.
B. thành lập Nha Bình dân học vụ.
C. “Tăng gia sản xuất”.
D. thành lập các đoàn quân Nam tiến.
Câu 12. Việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Chấm dứt khủng hoảng về lực lượng cách mạng.
B. Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng.
C. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng.
D. Chấm dứt sự khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?
A. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
B. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
C. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
D. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc?
A. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
B. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
D. Khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng.
Câu 15. “Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đoạn trích trên trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã thể hiện rõ tư tưởng
A. kháng chiến toàn diện.
B. trường kì kháng chiến.
C. kháng chiến toàn dân.
D. kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 16. Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử dân tộc, ngoại trừ
A. là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. phản ánh xu thế vận động của phong trào giải phóng dân tộc.
C. chứng tỏ giai cấp công nhân hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân.
Câu 17. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và hoạt động cuối năm 1913 có công trình di tích tưởng niệm mang tên
A. Khách sạn Ca-tơ (Anh).
B. Nhà số 9, Thủ đô Pa-ri (Pháp).
C. 5D Khâm Thiên (Việt Nam).
D. Thủ đô Hà Nội.
Câu 18. Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn là
A. Thành phố Nguyễn Tất Thành.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Văn Ba.
D. Thành phố Nguyễn Sinh Cung.
Câu 19. Năm 1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã quyết định lấy tên Người đặt cho thành phố nào sau đây?
A. Sài Gòn. | B. Phước Long. |
C. Định Tường. | D. Minh Hải. |
Câu 20. Tại sao Quốc hội quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh?
A. Vì chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.
B. Vì nhân dân thành phố Sài Gòn – Gia Định luôn luôn tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tha thiết với việc thành phố mang tên Người.
C. Vì được thực hiện hóa theo ý tưởng của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp.
D. Vì để tượng trưng cho sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của nhân dân Nam Bộ.
Câu 21. Ý nào dưới đây không phải là di tích có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc?
A. Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở Mát-xcơ-va.
B. Di tích lưu niệm Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại căn nhà số 13 (nay là 248 - 250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
C. Hang núi giam giữ Hồ Chí Minh.
D. Nhà trọ Nam Dương là nơi Người ở sau khi được ra tù (1943-1944).
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới?
A. Hồ Chí Minh có đóng góp nhiều mặt về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
B. Hồ Chí Minh đại diện cho khát vọng khẳng định bản sắc văn hóa của các dân tộc.
C. Những đóng góp của Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống văn hóa của Việt Nam.
D. Những đóng góp của Hồ Chí Minh ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hóa mọi quốc gia.
Câu 23. Tuyến đường đã kết nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, vận chuyển kịp thời, hiệu quả vũ khí và lực lượng, góp phần vào Đại thắng Xuân năm 1975. Tuyến đường đó mang tên là gì?
A. Đường Quốc lộ 1A.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Đường Điện Biên Phủ.
D. Đường Phan Đình Phùng.
Câu 24. “Cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói, những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất… Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống đời đời bất diệt” là nhận định của ai về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. O.Mandenxtam (Nhà báo Xô-viết).
B. Fidel Castro (Lãnh tụ Cu-ba).
C. P.J Nehru (Thủ tướng Ấn Độ).
D. Pierre Brocheux (Nhà sử học người Pháp gốc Việt).
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bồi, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thể nào, rồi trở về giúp đồng bào”.
(Vũ Quang Hiên (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập:
Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)
A. Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.
B. Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rông, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
C. Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.
D. Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã bước đầu giải quyết được sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“…Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”,
trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
A. Đoạn tư liệu thể hiện cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
B. Trong đoạn tư liệu, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
C. Đoạn tư liệu cho thấy Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản.
D. Đoạn tư liệu thể hiện niềm tin của Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
(Tập biên bản của Đại Hội đồng UNESCO, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc Việt Nam.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO ghi nhận có nhiều đóng góp cho nhân loại.
C. Liên hợp quốc đã ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam” vào dịp kỉ niệm 45 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
D. Nhân dân Việt Nam và thế giới vinh danh, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức khác nhau, nối tiếp qua nhiều thế hệ.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)
a. Đoạn tư liệu thể hiện mong muốn của Hồ Chí Minh khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
b. Đoạn tư liệu thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
c. Lời kêu gọi cho thấy Hồ Chí Minh tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
d. Lời kêu gọi là một văn kiện lịch sử, có giá trị như lời hịch kêu gọi cả nước tấn công quân Mỹ.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 8 | 5 | 1 | 7 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 2 | 3 | 0 | 2 | 3 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 |
TỔNG | 10 | 7 | 7 | 7 | 4 | 5 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh | Nhận biết | Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời, sự nghiệp và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. | 3 | 2 | C1, C2, C3 | C1a, C1b | ||
Thông hiểu | Tóm tắt những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh. | 3 | 4 | C4, C5, C6 | C1c, C1d, C4a, C4b | |||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm, sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 2 | 2 | C7, C8 | C4c, C4d | |||
Bài 16. Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc | Nhận biết | Giới thiệu được hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. | Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. | 3 | 2 | C9, C10, C11 | C2a, C2b | |
Thông hiểu | Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. | 3 | 2 | C12, C13, C14 | C2c, C2d | |||
Vận dụng | Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau Cách mạng | Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. | 2 | C15, C16 | ||||
Bài 17. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh. | 3 | 2 | C17, C18, C19 | C3a, C3b | ||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. | 3 | 2 | C20, C21, C22 | C3c, C3d | |||
Vận dụng | Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. | Sưu tầm các nguồn tư liệu lịch sử về sự cống hiến, đóng góp về dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam. | 2 | C23, C24 |