Đề thi cuối kì 2 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Tổ chức UNESCO thông qua Nghị quyết về kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời điểm nào sau đây? 

A. 1969. 

B. 1980. 

C. 1987. 

D. 1990. 

Câu 2. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và hoạt động cách mạng những năm 1921-1923 có công trình di tích tưởng niệm mang tên

A. Khách sạn Ca-tơ (Anh).

B. Nhà số 9, Thủ đô Pa-ri (Pháp).

C. 5D Khâm Thiên (Việt Nam).

D. Thủ đô Hà Nội.

Câu 3. Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm

A. 1956.

B. 1976.

C. 1966.

D. 1986.

Câu 4. Tổ chức UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc vì lí do nào sau đây?

A. Hồ Chí Minh trực tiếp có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới. 

B. Hồ Chí Minh góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì độc lập và tiến bộ. 

C. Hồ Chí Minh đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc toàn châu Á. 

D. Hồ Chí Minh chỉ có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. 

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới? 

A. Hồ Chí Minh có đóng góp nhiều mặt về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. 

B. Hồ Chí Minh đại diện cho khát vọng khẳng định bản sắc văn hóa của các dân tộc. 

C. Những đóng góp của Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống văn hóa của các dân tộc. 

D. Những đóng góp của Hồ Chí Minh ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hóa mọi quốc gia. 

Câu 6. Nhân dân thế giới đánh giá cao và tôn vinh Chỉ tịch Hồ Chí Minh vì lí do nào sau đây? 

A. Hồ Chí Minh có những đóng góp riêng trong lĩnh vực văn hóa. 

B. Hồ Chí Minh có những đóng góp riêng trong lĩnh vực quân sự. 

C. Hồ Chí Minh tiêu biểu cho ý chí và khát vọng độc lập của nhân loại. 

D. Hồ Chí Minh tham gia vào sự nghiệp giáo dục của nhiều quốc gia. 

Câu 7. Tuyến đường đã kết nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, vận chuyển kịp thời, hiệu quả vũ khí và lực lượng, góp phần vào Đại thắng Xuân năm 1975. Tuyến đường đó mang tên là gì?

A. Đường Quốc lộ 1A.

B. Đường Hồ Chí Minh.

C. Đường Điện Biên Phủ.

D. Đường Phan Đình Phùng.

Câu 8. Năm 2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để 

A. phát động thế hệ trẻ đi học theo phong cách Hồ Chí Minh. 

B. xây dựng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn học. 

C. phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 

D. nâng cao năng lực học tập của nhân dân trong thời đại mới. 

Câu 9. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng nào sau đây? 

A. Cách mạng tư sản. 

B. Cách mạng dân chủ tư sản. 

C. Cách mạng vô sản. 

D. Kết hợp cách mạng tư sản và vô sản. 

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu mốc bắt đầu trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành? 

A. Tháng 8 – 1910, đến dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết) và truyền thụ tinh thần yêu nước cho học sinh ở đây. 

B. Tháng 2 – 1911, rời Phan Thiết vào Sài Gòn, mang theo hoài bão ra nước ngoài, xem thế giới làm như thế nào để trở về giúp đồng bào. 

C. Tháng 6 – 1911, trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin, rời Bến Nhà Rồng ra nước ngoài. 

D. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (kí tên là Nguyễn Ái Quốc). 

Câu 11. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (5 – 1941), xác định cách mạng Việt Nam là 

A. cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

B. cách mạng tư sản dân quyền. 

C. cách mạng tư sản kiểu mới. 

D. cách mạng giải phóng dân tộc. 

Câu 12. Việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX? 

A. Chấm dứt khủng hoảng về lực lượng cách mạng. 

B. Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng. 

C. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng. 

D. Chấm dứt sự khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.

Câu 13. Ý nào dưới đây không phải là điểm lớn cần thảo luận và thống nhất của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?

A. Bỏ mọi xung đột cũ, thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương.

B. Định kế hoạch việc thống nhất trong nước và cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.

C. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương Việt Nam.

D. Thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.

Câu 14. Sự kiện nào sau đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).

B. Nguyễn Ái quốc hoàn thành lớp đào tạo cán bộ (1927).

C. Ba tổ chức cộng sản của Việt Nam được thành lập (1929).

D. Đảng viên Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa (1929).

Câu 15. “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi... Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin...” được trích trong

A. Đường Kách mệnh.

B. Báo Người cùng khổ.

C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.

D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 16. “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích dẫn trong văn kiện nào dưới đây?

A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến  (12-12-1946).

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946).

C. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi (1947).

D. Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

Câu 17. Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước, với tên gọi mới là

A. Nguyễn Sinh Cung.

B. Nguyễn Văn Thành.

C. Lý An Nam.

D. Văn Ba.

Câu 18. Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào? 

A. Đời sống công nhân. 

B. Người cùng khổ.

C. Nhân đạo. 

D. Sự thật.

Câu 19. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) quyết định thành lập

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. chính quyền Xô Viết.

D. chính phủ công nông binh.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1945 đến năm 1969?

A. Tháng 10-1956, là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam.

B. Tháng 8-1945, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

C. Tháng 2-1951, được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

D. 1945-1954, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phán án đúng về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Có nhiều truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. 

B. Có nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc. 

C. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. 

D. Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước. 

Câu 22. Cuối tháng 8-1910, Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh với mục đích gì?

A. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. điểm tập trung khi sơ tán.

C. căn cứ địa ở miền Nam.

D. truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những trăn trở về vận mệnh của đất nước.

Câu 23. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo nào của Pháp?

A. Báo Thanh niên.

B. Báo Nhân dân.

C. Báo Nhân đạo.

D. Báo Người cùng khổ.

Câu 24. Câu nói của Bác Hồ “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” gắn với sự kiện nào? 

A. Khi tham gia Đảng Xã hội Pháp đầu năm 1919.

B. Khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tháng 7-1920.

C. Khi tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa tháng 10-1921.

D. Khi dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân ở Nga tháng 10-1923.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

    “…Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.

(Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

trong Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969 tại Hà Nội, 

trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, 

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.626)

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và thế giới.

B. Theo nội dung đoạn tư liệu, không chỉ tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục.

C. UNESCO ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam vào đúng dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. UNESCO ra nghị quyết yêu cầu các nước thống nhất việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

    “Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12,

 NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)

A. Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.

B. Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước.

C. Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.

D. Cụm từ “đây là còn đường giải phóng chúng ta!” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

    “Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…”.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc

số 147, ngày 21/1/1946)

A. Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: 

      “…Cuốn sách không để tên tác giả và được lưu hành trong Việt kiều ở Quảng Châu…, cuốn sách tóm tắt những bài giảng của đồng chí ấy về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Cuốn “Đường Kách mệnh” là sự tiếp theo một cách logic cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng thay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãn thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.

(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh,

 NXB Tiến bộ, Mát-xco-va, 1985, tr.142)

A. Cùng với báo Thanh niên, cuốn sách Đường Kách mệnh về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, phục vụ cho hoạt động cách mạng.

C. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.

D. Cuốn Đường Kách mệnh được xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc xuất bản để phục vụ cách mạng.


 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  KẾT NỐI TRI THỨC

………………………………………………


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

9

5

0

7

2

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

2

4

0

2

3

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

3

0

0

2

TỔNG

10

7

7

7

4

5

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM 

24

16

24

16

Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh 

Nhận biết

Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời, sự nghiệp và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. 

3

2

C17, C18, C19

C3a, C3b

Thông hiểu

Tóm tắt những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh.  

2

C20, C21, C22 

C3c, C3d

Vận dụng 

Biết cách sưu tầm, sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

2

C23, C24

Bài 16. Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc 

Nhận biết

Giới thiệu được hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. 

Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

3

3

C9, C10, C11

C2b, C2c, C2d

Thông hiểu

Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. 

3

3

C12, C13, C14

C2a, C4c, C4d

Vận dụng

Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau Cách mạng

Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. 

2

2

C15, C16

C4a, c4b

Bài 17. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam 

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh. 

3

3

C1, C2, C3

C1b, C1c, C1d

Thông hiểu

Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. 

3

1

C4, C5, C6

C1a 

Vận dụng

Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Sưu tầm các nguồn tư liệu lịch sử về sự cống hiến, đóng góp về dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam. 

2

C7, C8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay