Đề thi cuối kì 2 sinh học 8 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn Sinh học 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển được gọi là

  1. giới hạn sinh thái. B. môi trường.
  2. khoảng thuận lợi. D. khoảng phát triển.

Câu 2. Kích thước của quần thể là

  1. số lượng các cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
  2. khối lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
  3. năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
  4. số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Câu 3. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm

  1. quần xã sinh vật và các quần thể.
  2. quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
  3. quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
  4. quần xã sinh vật và các cá thể.

Câu 4. Khu sinh học rừng lá kim phương bắc nằm ở vùng

  1. nhiệt đới. B. ôn đới.
  2. cận cực. D. cực.

Câu 5. Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái?

  1. Cây lúa → Sâu → Ếch đồng → Rắn → Đại bàng.
  2. Cây lúa → Rắn → Ếch đồng → Sâu → Đại bàng.
  3. Cây lúa → Sâu → Rắn → Ếch đồng → Đại bàng.
  4. Cây lúa → Đại bàng → Ếch đồng → Rắn → Sâu.

Câu 6. Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

  1. Bảo vệ các khu rừng già.
  2. Xây dựng các khu bảo tồn.
  3. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.
  4. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

Câu 7. Cho các quần thể sau:

(1) Quần thể cây thông trên đồi. (2) Quần thể cây bụi trong hoang mạc.

(3) Quần thể bò rừng. (4) Quần thể các loài cây gỗ sống trong rừng nhiệt đới.

Những quần thể nào trong các quần thể trên có kiểu phân bố cá thể theo nhóm?

  1. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (2), (4).

Câu 8. Có bao nhiêu nội dung dưới đây là nguyên nhân chính gây mất cân bằng tự nhiên?

1) Đưa vào hệ sinh thái một loài sinh vật mới.

2) Các thiên tai như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, lũ lụt,...

3) Ô nhiễm môi trường.

4) Sư gia tăng số lượng đột ngột của một loài.

  1. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). a) Quần xã là gì? Nêu một số đặc trưng cơ bản của quần xã.

  1. b) Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý, hiếm trên thế giới, chúng sinh sống ở vùng núi rừng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn tại Việt Nam và Lào. Sao la có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, được xếp hạng ở mức cực kì nguy cấp trong Danh lục đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam. Em hãy nêu các biện pháp mà nước ta đã áp dụng để bảo vệ động vật quý hiếm này.

Câu 2 (2 điểm). Phân tích tác động của các hoạt động dưới đây đến môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp.

  1. a) Cày, xới đất canh tác.
  2. b) Định cư tại một khu vực nhất định.
  3. c) Thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi.
  4. d) Xây dựng hệ thống kênh, mương,... để tưới tiêu nước.

Câu 3 (1 điểm). Cho biết giới hạn về nhiệt độ của một số loài cá thường được nuôi ở nước ta như sau: cá rô phi: 5,6 - 42℃; cá chép: 2 - 44℃; cá ba sa: 18 - 40℃; cá tra: 15 - 39℃. Nếu em là một nông dân sống ở vùng núi phía bắc đang lựa chọn giống cá về nuôi thì em sẽ chọn giống cá nào ở trên? Vì sao?


BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay