Đề thi cuối kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A.   TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Đồng tiền vàng

Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:

- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

Theo Truyện khuyết danh nước Anh

Câu 1 (0,5 điểm). Cậu bé Rô-be làm nghề gì?

A. Làm nghề bán diêm.

B. Làm nghề bán báo.

C. Làm nghề đánh giày.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm?

A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ.

B. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân.

C. Vì Rô-be không tìm được người đã mua diêm.

Câu 3 (0,5 điểm). Qua những chi tiết miêu tả ngoại hình Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu bé?

A. Nghèo khổ, gặp nhiều khó khăn.

B. Hạnh phúc, đầy đủ.

C. Bị người khác bắt nạt, đánh đập dã man.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện gửi gắm thông điệp gì cho người đọc?

A. Chúng ta cần phải sống lương thiện, giúp đỡ mọi người xung quanh.

B. Chúng ta cần phải sống kiên cường, luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn.

C. Chúng ta cần phải sống thật thà, trung thực, có lòng tự trọng.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau:

a. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.

b. Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

Câu 6 (2,0 điểm).Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các trường hợp sau:

a. Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:

- Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.

(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)

b. Hôm đó chú Tiến Lê - hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi.

(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)

c. Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm các bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng. Hôm nay ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì.

- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?

An ngẫm nghĩ rồi đáp:

- Vâng, bà ta mua hai bánh, còn cụ Chi lấy chịu nửa bánh nữa.

(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)

d. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

(Bến quê, Nguyễn Minh Châu)

B. TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Tay bé

Bàn tay bé uốn uốn

Là dải lụa bay ngang

Bàn tay bé nghiêng sang

Là chiếc dù che nắng.

Bàn tay bé dang thẳng

Là cánh con ngỗng trời

Bàn tay bé bơi bơi

Là mái chèo nho nhỏ.

Bàn tay bé xòe nở

Là năm cánh hoa tươi

Là mọc dậy mặ trời

Bé dâng lên tăng mẹ.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả loài hoa mà em yêu thích.

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

2

1

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

3,5

0,5

2,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

4,0

40%

3,0

30%

10,0

100%

10,0

 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Chỉ ra được các nhân vật, chi tiết, sự kiện trong bài đọc.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

-Nhận xét về các chi tiết, nhân vật trong bài đọc.

 

1

 

C3

Vận dụng

Rút ra bài học, thông điệp từ câu chuyện.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Xác định được thành phần trạng ngữ chỉ phương tiện.

 

1

C5

 

Kết nối

- Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang trong câu.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được các chi tiết, bộ phận của cây hoa.

- Bày tỏ cảm nhận, tình cảm của bản thân với cây hoa đó.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay