Đề thi giữa kì 2 địa lí 12 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Đèo nào ngăn cản các khối khí lạnh từ phía bắc thổi xuống khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Đèo Ngang.
B. Đèo Hải Vân.
C. Đèo Mã Pi Leng.
D. Đèo Tam Điệp.
Câu 2. Tổng diện tích rừng khu vực Bắc Trung Bộ năm 2021 là
A. 2807,2 nghìn ha.
B. 3045,0 nghìn ha.
C. 3131,1 nghìn ha.
D. 3126,7 nghìn ha.
Câu 3. Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh dân cư và nguồn lao động giúp
A. phát triển giao thông nhiều loại hình.
B. phát triển kinh tế - xã hội.
C. phát triển du lịch văn hóa – lịch sử.
D. thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.
Câu 4. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Lao động khu vực còn ít.
C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.
D. Khai thác quy mô cực lớn.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây là định hướng du lịch của nước ta?
A. Phát triển du lịch nhiều loại hình.
B. Khai thác tối đa tài nguyên du lịch.
C. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái.
D. Giảm tỉ trọng phát triển du lịch.
Câu 6. Các tuyến đường thủy nội địa chính ở khu vực phía bắc kết nối trung tâm kinh tế Hà nội với cảng biển cửa ngõ quốc tế nào?
- Quảng Ninh.
- Hải Phòng.
- Nam Định.
- Ninh Bình.
Câu 7. Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) phân bố ở:
A. Huyện Thạch Thất và huyện Sơn Tây (Hà Nội).
B. Huyện Quốc Oại và huyện Sơn Tây (Hà Nội)
C. Huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai (Hà Nội).
D. Huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ (Hà Nội)
Câu 8. Vùng gò đồi khu vực phía Tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi để phát triển
A. Chăn nuôi cừu, bò, dê.
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. Phát triển kinh tế vườn rừng.
D. Trồng cây hoa màu.
Câu 9. Hoạt động kinh tế chủ yếu khu vực phía Đông là
A. Phát triển cây công nghiệp hàng năm, công nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
B. Nghề rừng
C. Chăn nuôi gia súc lớn.
D. Phát triển trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 10. Đồng bằng sông Hồng không phát triển dịch vụ nào dưới đây
A. Giao thông vận tải.
B. Thương mại.
C. Chế biến nông sản.
D. Du lịch.
Câu 11. Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
B. cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
D. cây dược liệu, rây rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 12. Thị trường khách quốc tế ngày càng mở rộng do
A. Đặc điểm khí hậu.
B. Vị trí địa lý.
C. Đặc điểm địa hình.
D. Người lao động dồi dào.
Câu 13. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Câu 14. Khu công nghiệp trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp, được gọi là
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghiệp hỗ trợ.
C. Khu công nghiệp xanh.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 15. Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.
B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
C. không khai thác ven bờ, chỉ đánh bắt xa bờ.
D. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thuỷ sản.
Câu 16. Vùng biển Bắc Trung Bộ không phát triển nghề làm muối vì
A. Khu vực ít mưa.
B. Ít cửa sông đổ ra biển.
C. Nắng quanh năm.
D. Nhiều cửa sông đổ ra biển.
Câu 17. Đồng bằng sông Hồng có nhiều nhà máy nhiệt điện lớn do
A. nguồn khoáng sản dồi dào.
B. khí hậu có mùa đông lạnh.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. lịch sử lãnh thổ khai thác lâu đời.
Câu 18. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. tăng sản lượng điện cho cả nước.
B. động lực phát triển kinh tế - xã hội.
C. điều hòa lũ trong mùa mưa hạ lưu sông.
D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến vận tải biển, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa. Ngoài các tuyến nội Á, khu vực phía Bắc đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và châu Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore).
Về hệ thống cảng biển, hầu hết các cảng của Việt Nam gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như: Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Nghi Sơn, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn gắn với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ; Cần Thơ, Long An, An Giang gắn với Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
(Nguồn: consosukien.vn, 2023)
a) Hệ thống cảng biển nước ta là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và cả nước.
b) Các tuyến đường biển nội địa đóng vai trò chính trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
c) Vận tải đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do kinh tế phát triển, khu vực hóa sâu rộng.
d) Nước ta có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển do có hệ thống đầm, phá dọc bờ biển và thềm lục địa mở rộng.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Các dịch vụ viễn thông ở nước ta đa dạng. Một số dịch vụ viễn thông cơ bản như dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền hình, hội nghị truyền hình, kết nối internet,... Ngành viễn thông đang phát triển nhanh và có sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ. Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet nhanh trên thế giới. Mạng băng rộng di động ngày càng phát triển. Hệ thống cáp quang hiện nay đã phủ khắp cả nước.
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024, trang 88)
a) Ngành viễn thông nước ta đang phát triển theo hướng hiện đại, phân bố rộng khắp cả nước.
b) Mạng di động 5G đã phủ sóng cả nước, số thuê bao internet có xu hướng tăng mạnh.
c) Hiện nay cả nước có 7 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế và 2 hệ thống truyền dẫn vệ tinh.
d) Ngành viễn thông nước ta phát triển nhanh chủ yếu do được đầu tư lớn, nhu cầu tăng cao và ứng dụng khoa học – công nghệ.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rộng lớn với đường biên giới dài. Đây còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người. Việc phát triển kinh tế của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh.
a) Vùng có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu tạo điều kiện giao lưu, hợp tác phát triển tổng hợp kinh tế biển với các nước láng giềng.
b) Việc khai thác tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch góp phần vào củng cố quốc phòng an ninh.
c) Phát triển kinh tế vùng góp phần nâng cao đời sống người dân, củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.
d) Một trong các quan điểm phát triển của vùng là mở rộng hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ với các nước láng giềng về quốc phòng, an ninh, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững.
Câu 4. Cho thông tin sau:
Vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều di sản, danh lam thắng cảnh và hàng nghìn di tích lịch sử, văn hóa. Đó là nguồn tài nguyên lớn, giá trị để các tỉnh, thành phố phát triển du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hội nhập quốc tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thể điều tiết kinh tế – xã hội toàn vùng.
(Nguồn: nhandan.vn, 2023)
a) Vùng có sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
b) Du lịch là ngành kinh tế thế mạnh của vùng trên cơ sở tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú.
c) Hải Phòng thuộc Đồng bằng sông Hồng là địa phương duy nhất có di sản thế giới hỗn hợp được UNESCO công nhận ở nước ta.
d) Ngành du lịch của vùng ngày càng phát triển chủ yếu do tài nguyên đa dạng và hội nhập kinh tế.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch do các cơ sở lữ hành ở nước ta phục vụ
giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Doanh thu du lịch (Tỷ đồng) | 15539,3 | 30444,1 | 8998,8 | 35453,4 | |
Khách du lịch (Nghìn lượt khách) | 8234,2 | 12601,7 | 3565,3 | 10080,9 | |
Trong đó | Khách trong nước | 5415 | 9288,7 | 3317 | 7386,3 |
Khách quốc tế | 2385,8 | 2820 | 246 | 2600,2 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng doanh thu nước ta giai đoạn 2010 – 2022.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Vận tải hành khách và hàng hóa ngành giao thông vận tải nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Hành khách | Số lượt vận chuyển (triệu lượt người) | 2315,2 | 3310,5 | 2519,8 | 4025,0 |
Số lượt luân chuyển (triệu lượt người.km) | 97931,8 | 154664,7 | 93805,3 | 183574,2 | |
Hàng hóa | Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) | 800886,0 | 1151895,7 | 1621531,1 | 1974089,4 |
Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) | 217767,1 | 230050,4 | 188322,7 | 223387,5 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính cự li vận chuyển hành khách năm 2022.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số phát triển ngành bưu chính viễn thông nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 |
Doanh thu bưu chính, chuyển phát (tỷ đồng) | 6048,0 | 10961,1 | 26800,8 | 31470,9 |
Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) | 177780,1 | 283971,5 | 316.370,5 | 330936,6 |
Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao) - Trong đó: Di động | 125944,6 111570,2 | 129362,3 123924,6 | 125783,6 122661,1 | 128926,4 126507,0 |
Số thuê bao internet băng rộng cố định (nghìn thuê bao) | 3669,3 | 7657,6 | 19328,2 | 21247,5 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng doanh thu bưu chính, chuyển phát giai đoạn 2010 – 2022.
Câu 4. Diện tích khu vực Trung du và miền núi bắc bộ là 95,2 nghìn km2 với dân số khoảng 12,9 triệu người. Tính mật độ dân số khu vực (đơn vị người/km2)
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta
giai đoạn 2010 – 2022
(Đơn vị: Khối lượng hàng hóa vận chuyển – nghìn tấn; Khối lượng hàng hóa luân chuyển – triệu tấn.km)
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Đường bộ | Vận chuyển | 587014,2 | 882628,4 | 1303327,9 | 1576162,1 |
Luân chuyển | 36179 | 51514,9 | 75272,8 | 89889,7 | |
Đường sắt | Vận chuyển | 7861,5 | 6707 | 5660 | 5692,2 |
Luân chuyển | 3960,9 | 4035,5 | 4099,9 | 4546,4 | |
Đường thủy nội địa | Vận chuyển | 144227 | 201530,7 | 242365,8 | 302645,7 |
Luân chuyển | 31679 | 42064,8 | 24768,6 | 31612,5 | |
Đường biển | Vận chuyển | 61593,2 | 60800 | 69961,3 | 89307,5 |
Luân chuyển | 145521,4 | 131835,7 | 70130,3 | 91249,3 | |
Đường hàng không | Vận chuyển | 190,1 | 229,6 | 283,9 | 281,9 |
Luân chuyển | 2877,1 | 4041,3 | 14051,1 | 6089,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023, NXB Thống kê, 2024)
Tính cự li vận chuyển hàng hoá bằng đường biển năm 2022.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số phát triển ngành bưu chính viễn thông nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 |
Doanh thu bưu chính, chuyển phát (tỷ đồng) | 6048,0 | 10961,1 | 26800,8 | 31470,9 |
Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) | 177780,1 | 283971,5 | 316.370,5 | 330936,6 |
Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao) - Trong đó: Di động | 125944,6 111570,2 | 129362,3 123924,6 | 125783,6 122661,1 | 128926,4 126507,0 |
Số thuê bao internet băng rộng cố định (nghìn thuê bao) | 3669,3 | 7657,6 | 19328,2 | 21247,5 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng doanh thu trung bình viễn thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2022.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
…………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||||||
CHƯƠNG 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ | 8 | 8 | 5 | 8 | 8 | 5 | ||||||||
Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam | Nhận biết | |||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các khu công nghiệp tập trung ở nước ta | 1 | C7 | |||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được các loại hình của khu công nghiệp | 1 | C14 | |||||||||||
Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông | Nhận biết | Nhận biết được hệ thống cảng biển nước ta | Nhận biết được sự phát triển ngành viễn thông | Nhận biết được các tuyển đường nội thuỷ của nước ta | 1 | 4 | C6 | C1a. C2a,b,c | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vấn đề phát triển vận tải biển ở nước ta | Chỉ ra được nguyên nhân ngành viễn thông phát triển nhanh. Tính được cự li vận chuyển. Tính được tổng doanh thu bưu chính | Tính được tổng doanh thu bưu chính | 4 | 3 | C1b, c, d. C2d | C2, 3, 4 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được nguyên nhân mạng lưới giao thông nước ta được cải thiện | Tính được tổng doanh thu trung bình | 1 | 1 | C13 | C6 | ||||||||
Bài 17: Thương mại và du lịch | Nhận biết | Nhận biết được định hướng của du lịch nước ta | 1 | C5 | ||||||||||
Thông hiểu | Tính được tổng doanh thu nước ta. | Chỉ ra được nguyên nhân thị trường ngày càng được mở rộng | 1 | 1 | C12 | C1 | ||||||||
Vận dụng | ||||||||||||||
CHƯƠNG 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ | 10 | 8 | 1 | 10 | 8 | 1 | ||||||||
Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | Nhận biết được thế mạnh để vùng trung du phát triển ngành khai thác | Nhận biết được đặc điểm vùng biên giới | 1 | 1 | C4 | C3a | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được điều kiện tự nhiên của trung du và miền núi Bắc Bộ | Chỉ ra được vấn đề khai thác và bảo vệ vùng biên giới. Tính được mật độ dân số vùng | 1 | 3 | 1 | C11 | C3b, c, d | C5 | ||||||
Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa của phát triển thuỷ điện vùng | 1 | C18 | |||||||||||
Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng | Nhận biết | Nhận biết được thế mạnh của lao động vùng đồng bằng sông Hồng | 1 | C3 | ||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được hoạt động dịch vụ của đồng bằng sông Hồng | 1 | C10 | |||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được vấn đề phát triển du lịch của vùng. | Đưa ra được nguyên nhân đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh nhiệt điện. Đưa ra được những thế mạnh để phát triển vùng kinh tế vùng | 1 | 4 | C17 | C4 | ||||||||
Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ | Nhận biết | Nhận biết được tổng diện tích rừng của Bắc Trung Bộ | 1 | C2 | ||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được hoạt động kinh tế của khu vực phía đông vùng Bắc Trung Bộ | 1 | C9 | |||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được nguyên nhân vùng Bắc Trung Bộ không thế phát triển nghề làm muối | 1 | C16 | |||||||||||
Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm tự nhiên của khu vực duyên hải | 1 | C1 | ||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế vùng gò đồi | 1 | C8 | |||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được vấn đề có ý nghĩa cấp bách đối với phát triển vùng biển của khu vực | 1 | C15 | |||||||||||