Đề thi cuối kì 1 địa lí 12 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.
B. tăng tỉ trọng ngành khai khoáng, giảm tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.
C. tăng tỉ trọng ngành khai khoáng.
D. giảm tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.
Câu 2. Trang trại được hiểu là
A. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.
B. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.
C. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.
D. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và sản xuất muối.
Câu 3. Khu vực đồng bằng nước ta thích hợp cho việc trồng
A. cây lương thực, thực phẩm.
B. cây công nghiệp ngắn ngày.
C. cây công nghiệp dài ngày.
D. cây ăn quả đa dạng.
Câu 4. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. thành phần kinh tế nhiều hình thức sở hữu, phát triển theo mô hình kinh tế thị trường.
B. thành phần kinh tế ít hình thức sở hữu, phát triển theo mô hình kinh tế thị trường.
C. thành phần kinh tế nhiều hình thức sở hữu, phát triển theo mô hình kinh tế độc nhất.
D. thành phần kinh tế ít hình thức sở hữu, phát triển theo mô hình kinh tế độc nhất.
Câu 5. Đô thị ra đời vào thế kỉ XI là:
A. Phú Xuân.
B. Đà Nẵng.
C. Phố Hiến.
D. Thành Thăng Long.
Câu 6. Tỉ lệ gia tăng dân số hiện nay tại Việt Nam đang có xu hướng
A. tăng dần.
B. tăng dần.
C. giữ nguyên.
D. giảm mạnh.
Câu 7. Tài nguyên sinh vật đang bị suy thoái là do?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Khai thác lâm sản quá mức.
C. Khai thác sinh vật hợp lý.
D. Ngăn chặn chặt rừng.
Câu 8. Tại sao phần lãnh thổ phía Bắc phát triển được vùng trồng cây cận nhiệt đới?
A. Vị trí địa lý.
B. Điều kiện khí hậu.
C. Địa hình.
D. Con người.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp nước ta?
A. Nước ta có dân số đông.
B. Khoa học công nghệ ít ứng dụng.
C. Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện.
D. Thị trường chưa mở rộng.
Câu 10. Đâu không phải là ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên ở nước ta?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng.
C. Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.
D. Hệ sinh thái rừng lá kim trên đất feralit phát triển.
Câu 11. Trong 6 vùng kinh tế, vùng nào có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 12. Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông hồng đều có
A. Mật độ dân số cao.
B. Trình độ thâm canh cao.
C. Mùa đông lạnh.
D. Thế mạnh về các cây chè, hồi.
Câu 13. Để đáp ứng nhu cầu về lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng đã
A. nhập khẩu lúa từ vùng khác.
B. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
C. mở rộng diện tích trồng lúa.
D. quy hoạch lại các loại đất trồng.
Câu 14. Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 -2030, Quốc hội đã phê chuẩn hình thành mấy vùng động lực quốc gia?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15. Trong gia đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đô thị ở nước ta phát triển theo hướng như thế nào?
A. Đã diễn ra quá trình đô thị hóa đã tăng cường, nhưng cơ sở hạ tầng đô thị chưa phát triển.
B. Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra chậm và các đô thị bị tàn phá.
C. Miền Bắc phát triển đô thị gắn với công nghiệp hóa, miền Nam sử dụng “đô thị hóa” để tập trung dân cư phục vụ chiến tranh.
D. Các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định đã hình thành.
Câu 16. Vùng núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng do
A. Lịch sử định cư sớm hơn.
B. Nguồn lao động ít hơn.
C. Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
D. kinh tế - xã hội chậm phát triển.
Câu 17. Nước ta là quốc gia thứ mấy trong Đông Nam Á tham gia công ước Ramsar?
A. Đầu tiên.
B. Thứ 2.
C. Thứ 3.
D. Thứ 4.
Câu 18. Năm 2019, đỉnh Phan-xi-păng có độ cao?
A. 3143m.
B. 3147m.
C. 3145m.
D. 3146m.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Tăng trưởng và phát triển quyết định sự thịnh vượng của xã hội và mỗi quốc gia. Nói tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, người ta nghĩ ngay tới nền kinh tế với tư cách là một hệ thống. Cơ cấu kinh tế là thuộc tính cơ bản của nền kinh tế, nó có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống kinh tế”.
(Nguồn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam. Tạ Đình Thi)
a) Tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia.
b) Cơ cấu kinh tế là thuộc tính cơ bản của một nền kinh tế tư bản.
c) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ đạt được mục tiêu tăng trưởng mà còn hướng đến sự phát triển bền vững.
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thuỷ sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm Tiêu chí | 2010 | 2015 | 2021 |
Sản lượng khai thác | 2,5 | 3,2 | 3,9 |
Sản lượng nuôi trồng | 2,7 | 3,5 | 4,9 |
Tổng sản lượng | 5,2 | 6,7 | 8,8 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2021, năm 2022)
a) Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng giảm thất thường.
b) Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng cao hơn sản lượng thuỷ sản khai thác.
c) Xu hướng là giảm tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trông và tăng tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.
d) Tổng sản lượng thuỷ sản tăng nhanh chủ yếu do nước ta đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây được thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới”.
a. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.
b. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc.
c. Vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.
d. Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất hiện nay chưa hợp lí làm cho tài nguyên đất đang bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tài nguyên đất, trong đó có cả nhân tố tự nhiên và nhân tố con người”.
a. Hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, suy giảm độ phì, ô nhiễm đất,… là biểu hiện của suy giảm tài nguyên đất.
b. Tình trạng nước biển dâng, cát bay, sử dụng phân bón, chất thải công nghiệp,… là các nguyên nhân tự nhiên làm cho đất bị suy thái.
c. Các chất thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và sử dụng phân hóa học,… gây ô nhiễm đất, giảm độ phì trong đất.
d. Sự suy giảm tài nguyên rừng, biến đổi khí hậu,… dẫn tới tình trạng xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn,…
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | Lúa đông xuân | Lúa hè thu | Lúa mùa |
2005 | 2942,1 | 2349,3 | 2037,8 |
2010 | 3085,9 | 2436 | 1967,5 |
2014 | 3116,5 | 2734,1 | 1965,6 |
(Nguồn: Niêm giám thông kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Tính tỷ trọng lúa hè thu năm 2014.
Câu 2. Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta năm 2015.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2005 | 2010 | 2012 | 2015 |
Cây hàng năm | 861,5 | 797,6 | 729,9 | 676,8 |
Cây lâu năm | 1633,6 | 2010,5 | 2222,8 | 2150,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Tính tỷ trọng cây công nghiệp hằng năm năm 2015.
Câu 4. Năm 2022, vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên là 21278,6 km2, số dân là 23454,2 nghìn người. Tính mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2021.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm | Giá trị sản xuất | Chia ra | ||
Nông nghiệp | Lâm nghiệp | Thuỷ sản | ||
2010 | 876 | 675,4 | 22,8 | 177,8 |
2021 | 2125,2 | 1502,2 | 63,3 | 559,7 |
Tính cơ cấu ngành lâm nghiệp năm 2021.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021
Năm Tiêu chí | 2010 | 2020 | 2021 |
Diện tích gieo trồng (triệu ha) | 7,5 | 7,3 | 7,2 |
Sản lượng (triều tấn) | 40 | 42,7 | 43,9 |
Tính năng suất lúa của nước ta năm 2020 (đơn vị tính: tạ/ha)
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | |||||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | |||||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 6 | 8 | 0 | 6 | 8 | 0 | |||||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên | 1 | C10 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp | 1 | C9 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng | 1 | C8 | ||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta. | -Đưa ra được độ cao đỉnh núi nước ta. -Chỉ ra được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta. | 1 | 4 | C18 | C3 | |||||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện của suy giảm tài nguyên đất | 1 | C4a | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nguyên nhân gây ra tài nguyên sinh vật bị suy thoái | Chỉ ra được các nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên đất | 1 | 3 | C7 | C4b, c, d | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được các công ước nước ta tham gia | 1 | C17 | ||||||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 4 | 0 | 1 | 4 | 0 | 1 | |||||||
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | Nhận biết | Nhận biết được tỷ lệ gia tăng dân số nước ta. | 1 | C6 | |||||||||
Thông hiểu | Tính toán được mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng | 1 | C4 | ||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được sự phân bố mật độ dân số nước ta | 1 | C16 | ||||||||||
Bài 7: Đô thị hóa | Nhận biết | Nhận biết được đô thị hóa ở nước ta | 1 | C5 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được đặc điểm đô thị nước ta phát triển qua từng thời kì | 1 | C15 | ||||||||||
CHƯƠNG 3: ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ | 8 | 8 | 5 | 8 | 8 | 5 | |||||||
Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Nhận biết | Nhận biết được cơ cấu kinh tế | Nhận biết được sự dịch chuyển các thành phần kinh tế nước ta | 1 | 1 | C4 | C1b | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được ý nghĩa của tăng trưởng và phát triển kinh tế | Đưa ra được cán cân xuất nhập khẩu của nước ta | 3 | 1 | C1a,c,d | C2 | |||||||
Vận dụng | Biết được các vùng động lực phát triển kinh tế nước ta | 1 | C14 | ||||||||||
Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | Nhận biết | Nhận biết được cây trồng phát triển khu vực Đồng bằng nước ta | Nhận biết được tổng sản lượng thủy sản nước ta | 1 | 3 | C3 | C2a,b,d | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được tỷ trọng lúa hè thu ở nước ta | Chỉ ra được xu hướng phát triển của thủy sản nước ta. Đưa ra được tỷ trọng cây công nghiệp | Biết được cơ cấu lâm nghiệp ở nước ta. | 1 | 3 | C2c | C1,3,5 | ||||||
Vận dụng | Đưa ra được phương hướng phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng | Tính được sản lượng lúa ở nước ta. | 1 | 1 | C13 | C6 | |||||||
Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm trang trại. | 1 | C2 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đặc điểm chung của nông nghiệp khu vực Trung du và đồng bằng sông Hồng | 1 | C12 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. | 1 | C1 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vùng có sản xuất công nghiệp nhỏ nhất | 1 | C11 |
| |||||||||
Vận dụng | |||||||||||||