Đề thi cuối kì 1 địa lí 12 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Phần đất liền Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia nào dưới đây?
A. Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
B. Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin.
C. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
D. Lào, Thái Lan, Phi-líp-pin.
Câu 2. Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng nước ta
A. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp, ăn quả.
B. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm.
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng.
Câu 3. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều
A. Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.
B. Bắc – Đông , Đông - Tây, độ cao.
C. Bắc – Nam, Đông – Tây, độ dài.
D. Bắc – Tây, Đông – Nam, độ cao.
Câu 4. Năm 1943, rừng tự nhiên chiếm bao % nhiêu diện tích rừng nước ta?
A. 70%
B. 80%
C. 90%
D. 100%
Câu 5. Năm 2021, dân số Việt Nam có bao nhiêu triệu người?
A. 98,5
B. 98,6
C. 98,7
D. 98,8
Câu 6. Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là:
A. Thành Thăng Long.
B. Hội An.
C. Phú Xuân.
D. Thành Cổ Loa.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
A. Phát huy các lợi thế.
B. Xóa bỏ hết nhược điểm.
C. Nâng cao trình độ lao động.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp nước ta?
A. Nước ta có dân số đông.
B. Khoa học công nghệ được ứng dụng.
C. Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
D. Thị trường chưa mở rộng.
Câu 9. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 10. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay không chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng ngành khai khoáng.
B. tăng tập trung tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.
C. tăng tỉ trọng ngành khai khoáng.
D. tăng tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.
Câu 11. Vì sao tự nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á.
B. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Nam, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng gió mùa châu Á.
C. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á.
D. Nằm hoàn toàn trong vùng ngoại chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp nước ta?
A. Nước ta có dân số đông.
B. Khoa học công nghệ được ứng dụng.
C. Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
D. Thị trường chưa mở rộng.
Câu 13. Rừng ngập mặn không phát triển ở khu vực nào dưới đây?
A. U Minh.
B. Cần Giờ.
C. Cà Mau.
D. Hà Giang.
Câu 14. Lượng dòng chảy trên mặt lãnh thổ bao nhiêu % nguồn gốc từ bên ngoài?
A. 50.
B. 60
C. 70
D. 80.
Câu 15. Việt Nam bước vào cơ cấu dân số vàng vào năm nào?
A. 2007.
B. 2008.
C. 2009.
D. 2010.
Câu 16. Vùng nào có số lượng đô thị nhiều nhất?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đông Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 17. Việc tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp diễn ra mạnh ở
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng.
Câu 18. Địa phương nào dưới đây có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời?
A. Hải Phòng.
B. Bắc Ninh.
C. Đà Nẵng.
D. Bắc Giang.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn thông tin sau:
“ Con người cần khai thác những thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vào các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông nghiệp hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu”.
- Thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là nền nhiệt, ẩm dồi dào, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm theo hình thức thâm canh, tăng vụ.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa giúp cho sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, ổn định, ít rủi ro.
- Nước ta có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
Câu 2. Cho đoạn thông tin sau:
“ Hiện nay, số dân trên thế giới vẫn tiếp tục tăng nhanh. Đến năm 2021, dân số thế giới đạt 7,89 tỉ người, tỷ lệ gia tăng dân số là 0,9%. Có nhiều nhân tố tác động đến sự gia tăng dân số trên thế giới, trong đó có sự khác biệt về trình độ phát triển phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước”.
- Nhóm nước phát triển thưởng có tỉ lệ sinh cao.
- Gia tăng cơ học là nguyên nhân chính làm dân số thế giới tăng nhanh.
- Nếu tỉ lệ gia tăng dân số không thay đổi thì số dân của thế giới đạt 7,96 tỉ người năm 2022.
- Điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán, y tế, giáo dục,... đều có tác động đến sự gia tăng dân số.
Câu 3. Cho biểu đồ sau:
- Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông – lâm – thủy sản bình quân giảm 1,42%/năm.
- Tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp – xây dựng bình quân tăng 1,69%/năm.
- Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ bình quân giảm 0,73%.
- Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ tăng từ 15,74% lên 39,02%.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Vùng chuyên canh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nhờ các vùng chuyên canh này, chúng ta sẽ sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung, số lượng lớn. Cùng với đó, việc áp dụng các khoa học, công nghệ hiện đại vào những địa điểm này sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn, và mang lại một hiệu quả tuyệt vời hơn. Khi tạo ra một vùng chuyên dụng, đội ngũ lao động cũng được chuyên môn hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề nhằm phục vụ tốt cho công việc sản xuất nông nghiệp hơn. Bên cạnh đó, vùng chuyên canh cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho chúng ta, từ sâu bệnh, thiên tai, điều kiện tự nhiên bên ngoài không thuận lợi sẽ mang đến những hậu quả to lớn. Do đó, chúng ta cần có những chiến lược, chính sách chiến đấu hiệu quả với những thách thức này để mang lại lợi ích tốt nhất từ các vùng chuyên canh nông nghiệp”.
- Vùng chuyên canh có ý nghĩa lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
- Vùng chuyên canh tạo ra khối lượng hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến.
- Vùng chuyên canh dễ dàng thích ứng với thiên tai.
- Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Năm 2021, tổng sản lượng thủy sản của nước ta là 8,8 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản là 3,9 triệu tấn. Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta năm 2021.
Câu 2. Năm 2021, diện tích đất tự nhiên của nước ta là 33134,5 nghìn ha, số dân là 98,5 triệu người. Tính mật độ dân số của nước ta năm 2021.
Câu 3. Năm 2021, Việt Nam có trị giá xuất khẩu là 336,1 tỉ USD và trị giá nhập khẩu là 332,9 tỉ USD. Tính tỷ trọng trị giá xuất khẩu của nước ta năm 2021.
Câu 4. Năm 2020, Việt Nam có 97,6 triệu người và sản lượng lương thực đạt 47,3 triệu tấn. Bình quân lương thực trên đầu người ở nước ta.
Câu 5. Cho bảng số liệu
Sản lượng than khai thác ở nước ta giai đoạn 2000 – 2021
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm | 2000 | 2010 | 2015 | 2021 |
Sản lượng than | 11,6 | 44,8 | 41,7 | 48,3 |
Tính sản lượng than năm 2021 so với năm 2000.
Câu 6. Cho bảng số liệu
Nước | Dân số (triệu người) | Tổng sản phẩm trong nước (triệu USD) |
Pháp | 59,2 | 1 294 246 |
Tính thu nhập bình quân đầu người của nước Pháp?
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | |||||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | |||||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 8 | 4 | 0 | 8 | 4 | 0 | |||||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lí của nước ta. | 1 | C1 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vị trí địa lí ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta. | 1 | C11 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống | Nhận biết | Nhận biết được sự phân hóa tự nhiên nước ta. | 1 | C2 | |||||||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được những thuận lợi của thiên nhiên nước ta mang lại cho sản xuất nông nghiệp. | -Chỉ ra được đâu không phải thế mạnh để phát triển nông nghiệp ở nước ta. - Đưa ra được nhưng sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. | 1 | 4 | C12 | C1 | |||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | Nhận biết được sự phân hóa thiên nhiên nước ta. | 1 | C3 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được khu vực ở nước ta phát triển rừng ngập mặn. | 1 | C13 | ||||||||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Nhận biết được diện tích rừng ở nước ta. | 1 | C4 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được lượng dòng chảy chảy trên lãnh thổ nước ta. | 1 | C14 | ||||||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 4 | 4 | 2 | 4 | 4 | 2 | |||||||
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | Nhận biết | Nhận biết được tỉ lệ sinh trên thế giới. | -Nhận biết được dân số nước ta. - Dự đoán được dân số thế giới năm 2022. Chỉ ra được mật độ dân số nước ta | Nhận biết được nguyên nhân gây gia tăng dân số | 1 | 3 | 1 | C5 | C2a, b, c | C2 | |||
Thông hiểu | Chỉ ra được những tác động đến sự gia tăng dân số. | 11 | C2d | ||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được thời gian nước ta bước vào giai đoạn dân số vàng. | Biết được thu nhập bình quân đầu người. | 1 | 1 | C15 | C6 | |||||||
Bài 7: Đô thị hóa | Nhận biết | Nhận biết được đô thị đầu tiên ở nước ta. | 1 | C6 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được vùng có số lượng đô thị nhiều ở nước ta. | 1 | C16 | ||||||||||
CHƯƠNG 3: ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ | 6 | 8 | 4 | 6 | 8 | 4 | |||||||
Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. | Chỉ ra được giá trị xuất nhập khẩu. | 1 | 1 | C7 | C3 | |||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp. Biết được sản lượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta | Biết được bình quân lương thực trên đầu người ở nước ta | 1 | 2 | C8 | C1, 4 | |||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vùng có trình độ thâm canh ở nước ta. | 1 | C9 | ||||||||||
Vận dụng | -Đưa ra được ý nghĩa của vùng chuyên canh nông nghiệp. | -Đưa ra được vùng đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp. - Đưa ra được những lợi ích khi phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp. | 1 | 4 | C17 | C4 | |||||||
Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được tỷ trọng lao động các nhóm ngành. | 2 | C3a, b | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. | Chỉ ra được sự tăng giảm tỷ trọng lao động các nhóm ngàng. -Biết được sản lượng than của nước ta. | 1 | 2 | 1 | C10 | C3c, d | C5 | |||||
Vận dụng | Đưa ra được địa phương có sự phát triển công nghiệp lâu đời. | 1 | C18 | ||||||||||