Đề thi cuối kì 1 địa lí 12 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng
A. nội chí tuyến bán cầu Nam.
B. nội chí tuyến bán cầu Bắc.
C. nội chí tuyến bán cầu Tây.
D. nội chí tuyến bán cầu Đông.
Câu 2. Hệ thống sông có vai trò gì trong phát triển nông nghiệp?
A. Cung cấp cát.
B. Cung cấp đất badan.
C. Cung cấp cây trồng.
D. Cung cấp nước.
Câu 3. Thiên nhiên phân quá theo chiều đông – tây thành các vùng
A. vùng hồ, đảo và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
B. vùng biển, đảo và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
C. vùng sông, đảo và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
D. vùng biển, đảo và thềm lục địa, vùng cao nguyên ven biển, vùng đồi núi.
Câu 4. Tổng diện tích rừng tự nhiên năm 2021?
A. 10,1 triệu ha.
B. 10,2 triệu ha.
C. 10,3 triệu ha.
D. 10,4 triệu ha.
Câu 5. Tỉ lệ gia tăng dân số năm 2021 của nước ta?
A. 0,94%.
B. 0,84%.
C. 0,74%.
D. 0,64%.
Câu 6. Trong thời kì Pháp thuộc, một số đô thị lớn ở nước ta ra đời với chức năng chính là:
A. Chính trị và ngoại giao.
B. Hành chính và quân sự.
C. Quốc phòng và thương mại.
D. Thương mại và giáo dục.
Câu 7. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu nước ta?
A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.
B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Câu 8. Hiệu quả sản xuất ở nước ta ngày càng được nâng cao do
A. Nhiều lao động tham gia vào sản xuất.
B. Ứng dụng khoa học – công nghệ.
C. Tài nguyên đất màu mỡ.
D. Nguồn nước dồi dào.
Câu 9. Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.
B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lơi cho nuôi trồng thủy sản..
C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.
D. Có mùa đông lạnh.
Câu 10. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực nào chiếm tỉ trọng lớn thứ hai?
A. Kinh tế quốc doanh.
B. Kinh tế Nhà nước.
C. Kinh tế ngoài Nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 11. Tại sao thành phần loài sinh vật nước ta phong phú?
A. Là nơi hội tụ nhiều luồng động, thực vật.
B. Là nơi có nhiệt độ cao.
C. Là nơi có lượng mưa nhiều.
D. Là nơi có gió mùa châu Á.
Câu 12. Hiệu quả sản xuất ở nước ta ngày càng được nâng cao do
A. Nhiều lao động tham gia vào sản xuất.
B. Ứng dụng khoa học – công nghệ.
C. Tài nguyên đất màu mỡ.
D. Nguồn nước dồi dào.
Câu 13. Than đá ở nước ta phân bố ở tỉnh
A. Quảng Ninh.
B. Điện Biên.
C. Hồ Chí Minh.
D. Cà Mau.
Câu 14. Thang điểm từ 151-200 của chỉ số AQI cho biết chất lượng đang ở mức
A. Tốt.
B. Trung bình.
C. Kém.
D. Xấu.
Câu 15. Vùng núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng do
A. Lịch sử định cư sớm hơn.
B. Nguồn lao động ít hơn.
C. Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
D. kinh tế - xã hội chậm phát triển.
Câu 16. Trong gia đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đô thị ở nước ta phát triển theo hướng như thế nào?
A. Đã diễn ra quá trình đô thị hóa đã tăng cường, nhưng cơ sở hạ tầng đô thị chưa phát triển.
B. Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra chậm và các đô thị bị tàn phá.
C. Miền Bắc phát triển đô thị gắn với công nghiệp hóa, miền Nam sử dụng “đô thị hóa” để tập trung dân cư phục vụ chiến tranh.
D. Các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định đã hình thành.
Câu 17. Trong qua trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 18. Tỉnh nào nước ta có ngành thủy sản phát triển toàn diện
A. Đồng Tháp.
B. An Giang.
C. Cà Mau.
D. Vũng Tàu.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành
ở nước ta năm 2010 và năm 2021
(Đơn vị: %)
Năm Ngành công nghiệp | 2010 | 2021 |
Khai khoáng | 10,2 | 3,0 |
Chế biến, chế tạo | 86,2 | 93,0 |
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí | 3,0 | 3,3 |
Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải | 0,6 | 0,7 |
(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)
a) Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
b) Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh theo hướng phát triển bền vững.
c) Tỷ trọng của nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng mạnh nhất.
d) Cơ cấu công nghiệp phân theo ngành đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau:
“ Nước ta nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, phần đất liền tiếp giáp với ba quốc gia. Trên biển, Việt Nam có chung Biển Đông với nhiều quốc gia khác. Nước ta nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á”.
a) Ba quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền là: Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
b) Nước ta là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực.
c) Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển.
d) Vị trí địa lí đã tạo nhiều thuận lợi cho nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Số lượng trâu, bò và gia cầm ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: triệu con)
Năm Vật nuôi | 2010 | 2015 | 2021 |
Trâu | 2,9 | 2,6 | 2,3 |
Bò | 5,9 | 5,7 | 6,4 |
Gia cầm | 301,9 | 369,5 | 524,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)
a) Số lượng các loài vật nuôi đều tăng qua các năm.
b) Đàn gia cầm tăng mạnh và liên tục qua các năm.
c) Đàn bò có số lượng tăng mạnh nhất trong các vật nuôi.
d) Đàn trâu giảm mạnh và liên tục qua các năm.
Câu 4: Cho số liệu sau đây:
GDP của nước ta giai đoạn 2010 – 2020
(Đơn vị:tỉ đồng)
Năm GDP | 2010 | 2015 | 2018 | 2020 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | 421 253 | 489 989 | 535 022 | 565 987 |
Công nghiệp, xây dựng | 904 775 | 1 778 887 | 2 561 274 | 2 955 806 |
Dịch vụ | 1 113 126 | 2 190 376 | 2 955 777 | 3 365 060 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm | 300 689 | 470 631 | 629 411 | 705 470 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 20116, năm 2022)
a) Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế ở nước ta tăng giảm không đều.
b) Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.
c) Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ có tốc độ tăng mạnh nhất.
d) Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng có tốc độ tăng mạnh nhất.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu
SỐ LƯỢNG BÒ CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
(Đơn vị: nghìn con)
Năm Vùng | 2005 | 2009 | 2011 | 2014 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 899,8 | 1057,7 | 946,4 | 926,7 |
Tây Nguyên | 616,9 | 716,9 | 689 | 673,7 |
Tính sản lượng bò khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2014 so với năm 2005.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành
ở nước ta năm 2010 và năm 2021
(Đơn vị: %)
Năm Ngành công nghiệp | 2010 | 2021 |
Khai khoáng | 10,2 | 3,0 |
Chế biến, chế tạo | 86,2 | 93,0 |
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí | 3,0 | 3,3 |
Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải | 0,6 | 0,7 |
(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)
Tính cơ cấu giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2021 so với 2010.
Câu 3. Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | Lúa đông xuân | Lúa hè thu | Lúa mùa |
2005 | 2942,1 | 2349,3 | 2037,8 |
2014 | 3116,5 | 2734,1 | 1965,6 |
Tính diện tích Lúa mùa năm 2014 so với năm 2005.
Câu 4. Cho số liệu sau đây:
GDP của nước ta giai đoạn 2010 – 2020
(Đơn vị:tỉ đồng)
Năm GDP | 2010 | 2015 | 2020 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | 421 253 | 489 989 | 565 987 |
Công nghiệp, xây dựng | 904 775 | 1 778 887 | 2 955 806 |
Dịch vụ | 1 113 126 | 2 190 376 | 3 365 060 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm | 300 689 | 470 631 | 705 470 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)
Tính tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2020.
Câu 5. Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
(Đơn vị:nghìn ha)
Loại cây năm | Điều | Cao su |
2010 | 379,3 | 748,7 |
2015 | 290,5 | 985,6 |
2021 | 314,4 | 930,5 |
Tính diện tích cây cao su năm 2021 so với năm 2010
Câu 6. Năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 6644,8 tỉ USD, cán cân thương mại là 462,2 tỉ USD. Tính trị giá xuất khẩu của Trung Quốc năm 2021.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | |||||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | |||||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 8 | 4 | 0 | 8 | 4 | 0 | |||||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | Nhận biết được vị trị địa lí nước ta. | 1 | 1 | C1 | C2a | |||||||
Thông hiểu | -Đưa ra được nguyên nhân làm cho thành phần sinh vật nước ta phong phú. - Chỉ ra được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế. | 1 | 3 | C11 | C2b, c, d | ||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của hệ thống sông trong sản xuất nông nghiệp | 1 | C2 | |||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được nguyên nhân hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng cao. | 1 | C12 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | Nhận biết được sự phân hóa thiên nhiên | 1 | C3 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được khu vực phát triển than đá ở nước ta | 1 | C13 | ||||||||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Nhận biết được tổng diện tích rừng nước ta. | 1 | C4 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được các chỉ số về không khí ở nước ta. | 1 | C14 | ||||||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 | 0 | |||||||
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | Nhận biết | Nhận biết được tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta | 1 | C5 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được mật độ dân số các vùng ở nước ta. | 1 | C15 | ||||||||||
Bài 7: Đô thị hóa | Nhận biết | Nhận biết được chức năng của các đô thị thời kì Pháp thuộc. | 1 | C6 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được sự phát triển của các đô thị ở nước ta thời kì chống Mỹ. | 1 | C16 | ||||||||||
CHƯƠNG 3: ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ | 6 | 12 | 6 | 6 | 12 | 6 | |||||||
Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. | Chỉ ra được giá trị các ngành kinh tế nước ta. | Đánh giá được giá trị từng ngành kinh tế nước ta. | 1 | 4 | C7 | C4 |
| |||||
Vận dụng | -Đưa ra được vùng có sự phát triển công nghiệp mạnh nhất ở nước ta. -Tính được giá trị xuất khẩu của Trung Quốc. | 1 | 1 | C17 | C6 | ||||||||
Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | Nhận biết | Chỉ ra được nguyên nhân sản xuất nông nghiệp nước ta. | Nhận biết được số lượng gia cầm, bò,.. qua các năm. | Đánh giá được số lượng vật nuôi qua các năm. | 1 | 4 | C8 | C3 | |||||
Thông hiểu | Biết được sản lượng bò các khu vực nước ta. | Chỉ ra được diện tích lúa mùa nước ta. -Diện tích cây cao su ở nước ta. | 3 | C1,3,5 | |||||||||
Vận dụng | Đưa ra được địa phương phát triển thủy sản toàn diện nhất nước ta | 1 | C18 | ||||||||||
Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | Nhận biết | Chỉ ra được đặc điểm giống nhau giữa các vùng nông nghiệp ở nước ta. | 1 | C9 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng |
| ||||||||||||
Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. | Cơ cấu giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo. -Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng | 1 | 2 | C10 | C2,4 | |||||||
Vận dụng | Sử dụng bảng số liệu cho thấy sự phát triển các ngành công nghiệp. | Sử dụng bảng số liệu cho thấy sự phát triển của các ngành công nghiệp | 4 | C1 | |||||||||