Đề thi giữa kì 2 địa lí 12 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Khu công nghiệp chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng
A. khu công nghiệp sinh thái, quản lí theo mô hình doanh nghiệp và chính phủ số.
B. khu công nghiệp sinh thái, quản lí theo mô hình trang trại và chính phủ số.
C. khu công nghiệp sinh thái, quản lí theo mô hình doanh nghiệp và chính phủ.
D. khu công nghiệp sinh thái, quản lí theo mô hình trang trại và chính phủ.
Câu 2. Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng các loại hình dịch vụ?
A. Khoa học – công nghệ.
B. Đặc điểm dân số.
C. Vị trí địa lý.
D. Thị trường.
Câu 3. Ngành nội thương nước ta đang phát triển theo xu hướng
A. số hóa, công nghệ mới.
B. gia tăng nguồn thu ngoại tệ.
C. sử dụng hợp lí nguồn lực.
D. kết nối với thị trường nước ngoài.
Câu 4. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Lao động khu vực còn ít.
C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.
D. Khai thác quy mô cực lớn.
Câu 5. Loại khoáng sản chủ yếu của khu vực Bắc Trung Bộ là
A. Đá vôi.
B. Nước khoáng.
C. Sắt.
D. Titan.
Câu 6. Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về địa hình và đất giúp
A. phát triển thâm canh lúa nước.
B. phát triển cây trồng ưa lạnh vụ đông.
C. cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
D. phát triển công nghiệp khai thác, chế biến.
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn thấp là do
A. nguồn nhân lực có trình độ cao bị hút về các vùng khác.
B. không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
C. tài nguyên khoáng sản, năng lượng chưa được phát huy.
D. các nguồn lực phát triển sản xuất còn chưa hội tụ đầy đủ.
Câu 8. Đâu không phải là định hướng phát triển khu công nghiệp ở nước ta?
A. Giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải nhà kính.
B. Chú trọng trách nhiệm xã hội.
C. Được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
D. Phát triển một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.
Câu 9. Cảng hàng không nào sau đây không ở phía Bắc?
A. Nội Bài.
B. Điện Biên.
C. Vân Đồn.
D. Cam Ranh.
Câu 10. Đâu không phải đặc điểm phân hóa du lịch nước ta?
A. Tổ chức lãnh thổ du lịch gồm 7 vùng.
B. Trung tâm du lịch tập trung ở nông thôn.
C. Du lịch biển đảo tập trung ở Nam Trung Bộ.
D. Du lịch sinh thái tập trung ở sông Cửu Long .
Câu 11. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do
A. giàu tài nguyên khoáng sản.
B. dân số dân, lao động dồi dào.
C. trình độ khoa học, công nghệ cao.
D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Câu 12. Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng
A. Dân cư, lao động.
B. Khoáng sản.
C. Lịch sử - văn hóa.
D. Chính sách.
Câu 13. Một trong những ý nghĩa quan trọng của việc phát triển đánh bắt xa bờ tại vùng biển Bắc Trung Bộ
A. Tăng thêm thu nhập.
B. Bảo vệ chủ quyền biển đảo.
C. Đa dạng nguồn thuỷ, hải sản.
D. Giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực.
Câu 14. Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.
B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
C. không khai thác ven bờ, chỉ đánh bắt xa bờ.
D. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thuỷ sản.
Câu 15. Các trung tâm công nghiệp rất lớn ở nước ta gồm
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
B. Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ.
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.
Câu 16. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Câu 17. Theo Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, cả nước ta có 8 di sản thế giới gồm
A. 2 di sản tự nhiên, 5 di sản văn hóa, 1 di sản hỗn hợp.
B. 3 di sản tự nhiên, 4 di sản văn hóa, 1 di sản hỗn hợp.
C. 2 di sản tự nhiên, 4 di sản văn hóa, 2 di sản hỗn hợp.
D. 2 di sản tự nhiên, 4 di sản văn hóa, 2 di sản hỗn hợp.
Câu 18. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. tăng sản lượng điện cho cả nước.
B. động lực phát triển kinh tế - xã hội.
C. điều hòa lũ trong mùa mưa hạ lưu sông.
D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Nước ta có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với 2.360 con sông dài ≥ 10km. Mật độ sông ngòi trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km². Trên các châu thổ, ngoài các sông suối tự nhiên còn có nhiều sông đào, mương máng làm cho mật độ kênh mương ngày càng cao. Dọc bờ biển nước ta cứ trung bình khoảng 20km lại có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông đổ ra biển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải giữa các miền và xây dựng các cảng. Việc giao lưu buôn bán giữa các tỉnh trong cả nước thông qua các cảng sông vì vậy cũng trở nên dễ dàng hơn.
(Nguồn: Địa lí dịch vụ - Tập 1: Địa lí giao thông vận tải, NXB Đại học Sư phạm, 2015, trang 151)
a) Vận tải đường thủy nội địa phát triển ở tất cả hệ thống sông trên cả nước.
b) Vận tải đường thủy nội địa có chức năng chủ yếu là chuyên chở hành khách du lịch.
c) Các tuyến đường thủy nội địa có vai trò kết nối trung tâm kinh tế với các cảng biển.
d) Đường thủy nội địa đảm nhận vận tải khối lượng hàng hóa lớn chủ yếu do khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phương thức vận tải hàng hóa khối lượng lớn, chi phí thấp.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%. Trong năm 2023, nhập siêu từ Trung Quốc 49,9 tỷ USD; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,1 tỷ USD; nhập siêu từ ASEAN 8,3 tỷ USD.
(Nguồn: vioit.org.vn, 2024)
a) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp hơn 65% vào tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2023.
b) Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta về nhập khẩu.
c) Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu do phát triển sản xuất trong nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
d) Trị giá nhập khẩu nước ta có nhiều thay đổi chủ yếu do thị trường mở rộng, hội nhập toàn cầu sâu.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Quá trình phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng còn đối mặt với một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng; thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế, thiếu nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp; hạn chế về tính liên kết; hạn chế trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh năng lượng; hạn chế trong quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, phát triển văn hóa - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu; chưa phát huy được giá trị văn hóa đặc sắc của vùng...
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2024)
a) Đồng bằng sông Hồng là vùng duy nhất cả nước đã khai thác hết tiềm năng phát triển của mình.
b) Cần tập trung phát triển công nghiệp để giải quyết các vấn đề của vùng Đồng bằng sông Hồng.
c) Vùng đối mặt với nắng nóng gay gắt, đặc biệt là vào mùa khô trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu và mức độ đô thị hóa cao.
d) Liên kết vùng là định hướng quan trọng để thúc đẩy kinh tế – xã hội của vùng phát triển bền vững.
Câu 4. Cho thông tin sau:
Dải đất duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu từ thành phố Đà Nẵng và kết thúc tại mảnh đất đầy cát vàng, nắng gió Bình Thuận. Mỗi tỉnh, thành phố trên dải đất này đều có đường bờ biển kéo dài và những bãi biển đẹp, khung cảnh lý tưởng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước từ nhiều năm qua. Đà Nẵng có biển Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà; Quảng Nam có biển Cửa Đại; Bình Định có bãi Hoàng Hậu; Phú Yên có bãi biển Long Thủy; Ninh Thuận có bãi biển Cà Ná, Ninh Chữ… từ lâu đã được du khách trong và ngoài nước biết đến.
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2011)
a) Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn gắn với biển.
b) Du lịch biển đảo Duyên hải Nam Trung Bộ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập dân cư và thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển.
c) Phát triển du lịch biển đảo Duyên hải Nam Trung Bộ góp phần phát triển hậu phương vững chắc, xây dựng thế trận an ninh, quốc phòng biển, đảo Việt Nam.
d) Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển đảo, cần đầu tư vào một trong các yếu tố là cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, sản phẩm du lịch.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Sản lượng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước giai đoạn 2010 – 2023
(Đơn vị: nghìn con)
Năm | 2010 | 2015 | 2022 | 2023 | ||||
Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | |
Trâu | 1658,0 | 2917,7 | 1467,5 | 2626,1 | 1237,9 | 2231,1 | 1195,5 | 2136,0 |
Bò | 1037,4 | 5904,7 | 989,4 | 5749,9 | 1210,9 | 6353,1 | 1221,7 | 6331,9 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng sản lượng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2023.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Vận tải hành khách và hàng hóa ngành giao thông vận tải nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Hành khách | Số lượt vận chuyển (triệu lượt người) | 2315,2 | 3310,5 | 2519,8 | 4025,0 |
Số lượt luân chuyển (triệu lượt người.km) | 97931,8 | 154664,7 | 93805,3 | 183574,2 | |
Hàng hóa | Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) | 800886,0 | 1151895,7 | 1621531,1 | 1974089,4 |
Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) | 217767,1 | 230050,4 | 188322,7 | 223387,5 |
Tính số lượng số lượt luân chuyển hành khách năm 2010 so với năm 2022.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau đây:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021
Năm Tiêu chí | 2010 | 2015 | 2020 | 2021 |
Khối lượng vận chuyển (triệu tấn) | 587,0 | 882,6 | 1 282,1 | 1 303,3 |
Khối lượng luân chuyển (tỉ tấn.km) | 36,2 | 51,5 | 73,5 | 75,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)
Tính khối lượng hàng hoá luân chuyển năm 2010 so với năm 2021.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta
giai đoạn 2010 – 2022
(Đơn vị: Khối lượng hàng hóa vận chuyển – nghìn tấn; Khối lượng hàng hóa luân chuyển – triệu tấn.km)
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Đường bộ | Vận chuyển | 587014,2 | 882628,4 | 1303327,9 | 1576162,1 |
Luân chuyển | 36179 | 51514,9 | 75272,8 | 89889,7 | |
Đường sắt | Vận chuyển | 7861,5 | 6707 | 5660 | 5692,2 |
Luân chuyển | 3960,9 | 4035,5 | 4099,9 | 4546,4 | |
Đường thủy nội địa | Vận chuyển | 144227 | 201530,7 | 242365,8 | 302645,7 |
Luân chuyển | 31679 | 42064,8 | 24768,6 | 31612,5 | |
Đường biển | Vận chuyển | 61593,2 | 60800 | 69961,3 | 89307,5 |
Luân chuyển | 145521,4 | 131835,7 | 70130,3 | 91249,3 | |
Đường hàng không | Vận chuyển | 190,1 | 229,6 | 283,9 | 281,9 |
Luân chuyển | 2877,1 | 4041,3 | 14051,1 | 6089,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023, NXB Thống kê, 2024)
Tính tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển giai đoạn 2010 - 2022
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 2010 – 2023
(Đơn vị: triệu USD)
Năm | 2010 | 2015 | 2022 | 2023 |
Xuất khẩu | 72.236,7 | 162.016,7 | 371.715,4 | 354.721,0 |
Nhập khẩu | 84.838,6 | 165.775,9 | 359.780,1 | 326.357,9 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính cán cân xuất nhập khẩu nước ta năm 2015.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch do các cơ sở lữ hành ở nước ta phục vụ
giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Doanh thu du lịch (Tỷ đồng) | 15539,3 | 30444,1 | 8998,8 | 35453,4 | |
Khách du lịch (Nghìn lượt khách) | 8234,2 | 12601,7 | 3565,3 | 10080,9 | |
Trong đó | Khách trong nước | 5415 | 9288,7 | 3317 | 7386,3 |
Khách quốc tế | 2385,8 | 2820 | 246 | 2600,2 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính số lượng hành khách năm 2022 gấp bao nhiêu lần so với năm 2010
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
…………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||||||
CHƯƠNG 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ | 9 | 8 | 5 | 9 | 8 | 5 | ||||||||
Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam | Nhận biết | Nhận biết được vấn đề chuyển dịch của khu công nghiệp | 1 | C1 | ||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải định hướng công nghiệp ở nước ta | 1 | C8 | |||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta | 1 | C15 | |||||||||||
Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông | Nhận biết | - Nhận biết được các nhân tố đến phát triển các loại hình dịch vụ. - Nhận biết được các tuyến đường nội thuỷ phát triển ở nước ta | 1 | 1 | C2 | C1a | ||||||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được đâu không phải là cảng hàng không ở phía bắc. - Chỉ ra được chức năng, vai trò của cá tuyến đường nội thuỷ | Tính được số lượng luân chuyển, khối lượng hàng hoá . | Tính được khối lượng hàng hoá | 1 | 3 | 3 | C9 | C1b, c, d | C2, 3, 4 | |||||
Vận dụng | Đưa ra được mạng lưới giao thông đường bộ nước ta | Tính được số lượng hàng hoá | 1 | 1 | C16 | C6 | ||||||||
Bài 17: Thương mại và du lịch | Nhận biết | Nhận biết được xu hướng của phát triển nội thương nước ta | Nhận biết được vấn đề hội nhập và đầu tư nước ngoài ở nước ta | 1 | 3 | C3 | C2b, c, d | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải đặc điểm phân hoá du lịch ở nước ta | Chỉ ra được nguyên nhân giá trị xuất nhập khẩu nước ta tăng | Tính được cán cân xuất nhập khẩu | 1 | 1 | 1 | C10 | C2d | C5 | |||||
Vận dụng | Đưa ra được như di sản du lịch nước ta | 1 | C17 | |||||||||||
CHƯƠNG 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ | 9 | 8 | 1 | 9 | 8 | 1 | ||||||||
Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | Nhận biết được thế mạnh để phát triển ngành khai thác tại trung du miền núi Bắc Bộ | 1 | C4 | ||||||||||
Thông hiểu | Tính được tổng số lượng trâu bò của vùng | Chỉ ra được nguyên nhân trung du miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng | 1 | 1 | C11 | C1 | ||||||||
Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở nước ta | 1 | C18 | |||||||||||
Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng | Nhận biết | Nhận biết được thế mạnh của đất và khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng | Nhận biết được tiềm năng của đồng bằng sông Hồng | 1 | 1 | C6 | C3a | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải thế mạnh phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng | Chỉ ra được những vấn đề cần phát triển của đồng bằng sông Hồng | 1 | 3 | C12 | C3b, c, d | ||||||||
Vận dụng | ||||||||||||||
Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ | Nhận biết | Nhận biết được loại hình khoáng sản chủ yếu của vùng | 1 | C5 | ||||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa qua trọng của việc đánh bắt xa bờ ở vùng | 1 | C13 | |||||||||||
Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Nhận biết | |||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu cho cho sản xuất công nghiệp của khu vực duyên hải thấp | 1 | C7 | |||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được tiềm năng phát triển biển đảo vùng | Đưa ra được ý nghĩa cấp bách để phát triển nghề cá tại khu vực duyên hải | Đưa ra được vấn đề cần phát triển vùng biển tại khu vực | 1 | 4 | C14 | C4 | |||||||