Đề thi giữa kì 1 địa lí 12 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lý của nước ta
A. Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
B. Nằm trong “vành đai lửa” Thái Bình Dương.
C. Nằm trong vùng có ít thiên tai và ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
D. Nằm ở vùng ngoài chí tuyến, gió Tây ôn đới hoạt động quanh năm.
Câu 2: Phía bắc của nước ta giáp với
A. Lào.
B. Cam – Pu – Chia.
C. Trung Quốc.
D. Biển Đông.
Câu 3: Nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vì
A. Nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế.
B. Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế.
D. Tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng.
Câu 4: Từ 16◦B trở vào Nam không chịu ảnh hưởng của gió
A. Gió Tây Nam.
B. Gió Đông Bắc.
C. Gió Tín Phong.
D. Gió Đông Nam.
Câu 5: Biểu hiện tính nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi nước ta là
A. Sông nhiều nước và lên xuống thất thường.
B. Mật độ sông lớn, sông nhiều nước, nhiều phù sa và có sự phân hoá theo mùa.
C. Mật độ sông dày đặc, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy xiết.
D. Nhiều sông lớn, chế độ nước sông điều hoà.
Câu 6: Biên độ nhiệt năm ở nước ta có đặc điểm
A. Ổn định từ Bắc vào Nam.
B. Giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. Tăng đều từ Bắc vào Nam.
Câu 7: Sự phân hoá khí hậu nước ta theo chiều Bắc – Nam là do:
A. Sự đa dạng của địa hình.
B. Hoạt động của gió Tín Phong.
C. Gió mùa kết hợp với địa hình.
D. Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc.
Câu 8: So với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Bắc và Đông Bắc Bộ có mùa đông
A. Ngắn, nhiệt độ trung bình năm trên 20◦C.
B. Đến sớm và kết thúc muộn hơn, nhiệt độ thấp.
C. Thường đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ ít thay đổi.
D. Đến sớm và kết thúc sớm hơn, nhiệt độ cao hơn.
Câu 9: Biểu hiện đúng của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
A. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25◦C.
B. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ trên 25◦C.
C. Đất chủ yếu là đất feralit trên vùng đồi núi thấp, đất phù sa.
D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15◦C, độ ẩm cao.
Câu 10: Sông ngòi vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chảy theo hai hướng chính là
A. Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng cung.
B. Tây – đông, Bắc – Nam.
C. Tây Nam – Đông Bắc, hướng vòng cung.
D. Đông – Đông Bắc, Tây – Tây Nam.
Câu 11: Một trong những giải pháp quan trọng để sử dụng hợp lí tài nguyên rừng của nước ta là
A. đưa ra khoảng thời gian khai thác rừng nhất định trong năm.
B. cẩm khai thác tất cả các loại rừng.
C. tập trung khai thác các cây lấy gỗ.
D. phân loại rừng, khai thác hợp lí, tăng cường quản lí.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên đất nước ta bị suy giảm là
A. Các biện pháp canh tác chưa hợp lý.
B. Chặt phá rừng đầu nguồn.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Xói mòn, sạt lở.
Câu 13. Một trong những biểu hiện của ô nhiễm không khí ở nước ta hiện nay là
A. Không khí ngày càng đậm đặc.
B. Không khí bị loãng dần khi lên cao.
C. Lượng các chất trong không khí tăng đột biến.
D. Sự biến đổi chất chất của thành phần không khí theo chiều hướng xấu.
Câu 14: Nhận định sau đây không đúng khi diện tích rừng giảm
A. Số lượng loài tăng lên.
B. Đa dạng sinh học giảm
C. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng tăng.
D. Các nguồn gen quý hiếm bị mất dần
Câu 15: Với dân số đông nước ta có những thế mạnh về
A. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
B. Dân cư chưa hợp lý, chưa khai thác được hết các tiềm năng.
C. Gây sức ép đến nền kinh tế, xã hội và môi trường.
D. Thiếu việc làm, nhà ở.
Câu 16: Dân số nước ta phân bố
A. Tương đối đồng đều giữa các khu vực.
B. Chủ yếu ở nông thôn với mất độ dân số cao.
C. Khác nhau giữa các khu vực.
D. Chỉ tập trung ở các dải đồng bằng ven biển.
Câu 17: Một trong những biện pháp để phát triển dân số ở nước ta là
A. Vận động các dân tộc thiểu số giảm mức sinh tối đa.
B. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số.
C. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang cơ cấu dân số già.
D. Đưa gia tăng dân số về mức dưới 0%.
Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng về tỷ lệ dân thành thị ở nước ta nhưng năm gần đây
A. Liên tục tăng lên.
B. Có xu hướng ổn định.
C. Giảm liên tục.
D. Thay đổi thất thường qua các năm.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho thông tin sau
Nước ta nằm ở phía đông của bán đảo Dương Dương. Tiếp giáp với 3 quốc gia trên đất liền. Phía Đông giáp biển Đông rộng lớn. Nước ta nằm ở vị trí chung chuyển của các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á.
a) Ba quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền là : Thái Lan, Lào, Cam – Pu – Chia.
b) Nước ta là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực.
c) Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để cho nước ta giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển.
d) Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 2: Cho thông tin sau
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm cơ bản và nổi bật nhất của tự nhiên Việt Nam. Đặc điểm này không chỉ thể hiện trong tất cả các thành phần tự nhiên với mức độ khác nhau, mà còn có ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và đời sống xã hội.
a) Tổng lượng mưa ở nước ta phổ biến từ 1500 – 2000 mm.
b) Nước ta chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính là: gió mùa đông và gió mùa hạ.
c) Mùa đông lạnh tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại cây cận nhiệt
d) Độ ẩm nước ta tương đối cao vào khoảng 90 % – 95 %.
Câu 3: Cho đoạn thông tin sau:
Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây được thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới.
a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lý kết hợp với hướng núi.
b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam đã ngăn cản các khối khí gió đông bắc.
c) Vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp với độ cao địa hình.
d) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.
Câu 4: Cho đoạn thông tin sau
“Những năm gần đây, công cuộc đô thị hóa tại Việt Nam được đẩy mạnh. Tốc độ tăng tỷ lệ đô thị hóa bình quân giai đoạn 2010 – 2020 là 27%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40% vào năm 2020. Không gian đô thị được mở rộng, số lượng đô thị tăng nhanh và được phân bổ tương đối đồng đều trong cả nước.”
( Nguồn: “Để đô thị hoá thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Thời báo tài chính Việt Nam, ngày 18/05/2022)
a) Đô thị hoá ở nước ta có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
b) Các đô thị đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
c) Các đô thị ở nước ta thường phân bố ở các thành phố lớn, không đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
d) Đô thị hoá phát triển kéo theo gây sức ép cho nền kinh tế, thiếu việc làm, nhà ở.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và 7 tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình năm (◦C) | Nhiệt độ trung bình tháng 1 (◦C) | Nhiệt độ trung bình tháng 7 (◦C) |
Hà Nội | 23.5 | 16.4 | 28.9 |
Thành phố Hồ Chí Minh | 27.1 | 25.7 | 28.9 |
Tính biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội?
Câu 2: Cho bảng số liệu
Lượng mưa và lượng bốc hơi tại Hà Nội ( đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lượng bốc hơi |
Hà Nội | 1676 | 989 |
Hãy tính cân bằng ẩm tại Hà Nội?
Câu 3: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM, NĂM 2021
Nhóm tuổi | Số dân ( triệu người) |
Từ 0 đến 14 tuổi | 24.1 |
Từ 15 đến 64 tuổi | 67.6 |
Từ 65 tuổi trở lên | 8.3 |
Căn cứ vào bảng số liệu, tính tổng số dân của Việt Nam năm 2021 (đơn vị: triệu người) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của triệu người).
Câu 4: Cho bảng số liệu
Lực lượng lao động và tổng số dân của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(đơn vị: triệu người)
Năm Tiêu chí | 2010 | 2015 | 2021 |
Lực lượng lao động | 50.4 | 54.3 | 50.6 |
Tổng số dân | 87.1 | 92.2 | 98.5 |
Hãy tính tỷ lệ lao động so với tổng dân số năm 2021?
Câu 5: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ không khí trung bình và lượng mưa các tháng tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) năm 2021
Tháng Tiêu chí | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
t (⁰C) | 16,9 | 20,9 | 22,5 | 25,6 | 29,7 | 31,6 | 30,8 | 30,5 | 28,7 | 24,6 | 22,5 | 19,4 |
P (mm) | 1,0 | 66,71 | 38,5 | 129,0 | 123,6 | 313,0 | 246,6 | 266,3 | 384,3 | 368,9 | 13,6 | 0,7 |
Hãy tính nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội?
Câu 6: Cho bảng số liệu
Tổng số dân và số dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1990 -2021
(đơn vị: triệu người)
Năm Tiêu chí | 1990 | 2000 | 2015 | 2021 |
Tổng số dân | 66.9 | 77.6 | 92.2 | 95.8 |
Số dân thành thị | 12.9 | 18.7 | 30.9 | 36.6 |
Tính tỷ lệ dân thành thị ở nước ta năm 2021?
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 14 | 12 | 3 | 14 | 16 | 3 | ||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. | Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. | 2 | 1 | C1, C2 | C1a | |||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. | 1 | 3 | C3 | C1b,C1c, C1d | |||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống | Nhận biết | Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. | 1 | 2 | C5 | C2a,d | ||||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. | 1 | 1 | C2c | C1,5 | |||||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. | 2 | 1 | 1 | C4,C6 | C2b | C2 | |||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc Nam, Đông - Tây, độ cao. | 3 | 2 | C7,8,10 | C3a,c | |||||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. | 1 | 2 | C9 | C3c,d | |||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Hiện trạng của ô nhiêm môi trường nước ta | 2 | C12,C13 | ||||||
Thông hiểu | Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. | 1 | C11 | |||||||
Vận dụng | Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường. | Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. | 1 | C14 | ||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 4 | 4 | 3 | 4 | 0 | 3 | ||||
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm. | 2 | C3, C4 | |||||||
Vận dụng | Phân tích được đặc điểm dân số, đặc điểm nguồn lao động | 2 | C15,C16 | |||||||
Bài 7: Đô thị hóa | Nhận biết | Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị. | 1 | 2 | C17 | C4a,b | ||||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. | 1 | 1 | 1 | C18 | C4d | C6 | |||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để | nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta. | 1 | C4,c |