Đề thi giữa kì 1 địa lí 12 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng
A. Nội chí tuyến bán cầu Nam.
B. Nội chí tuyến bán cầu Bắc.
C. Nội chí tuyến bán cầu Tây.
D. Nội chí tuyến bán cầu Đông.
Câu 2: Điểm cực Nam nước ta thuộc tỉnh
A. Cà Mau.
B. Lâm Đồng.
C. Kiên Giang.
D. Khánh Hoà.
Câu 3: Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng do
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. Có vùng biển Đông rộng lớn.
C. Nằm gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn.
D. Nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật.
Câu 4: Tổng số giờ nắng trong năm nước ta nhận được khoảng
A. 1400 – 2500 giờ.
B. 1400 – 3000 giờ.
C. 1500 – 3100 giờ.
D. 1600 – 3000 giờ.
Câu 5: Từ 16◦B trở vào Nam hầu như không có mùa đông lạnh vì
A. Gió mùa Đông Bắc bị suy yếu dần và biến tính khi di chuyển từ Bắc vào Nam.
B. Gió mùa Tây Nam hoạt động yếu hơn.
C. Gió mùa Tây Nam mang thời tiết nóng, khô đến miền Nam nước ta.
D. Gió mùa Đông Bắc chuyển hướng đông khi di chuyển từ Bắc vào Nam.
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng với sự thay đổi của thực vật từ Bắc vào Nam
A. Thực vật cận nhiệt và ôn đới chiếm ưu thế.
B. Thực vật cận nhiệt và ôn đới giảm dần.
C. Mất hẳn các loài thực vật cận xích đạo.
D. Không còn các loài thực vật cận nhiệt.
Câu 7: Khoáng sản có trữ lượng lớn của miền Bắc và Đông Bắc Bộ là
A. Than đá.
B. Khí tự nhiên.
C. Sắt.
D. A – pa – tit.
Câu 8: Cảnh quan đặc trưng của vùng lãnh thổ phía Nam là
A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Đới rừng và cây bụi lá cứng nhiệt đới.
D. Đới rừng xích đạo.
Câu 9: Loại đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi
A. Feralit.
B. Đất mùn thô.
C. Đất phù sa.
D. Đất ba dan.
Câu 10: Ý nào sau đây là đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
A. Vùng Trường Sơn Bắc hầu hết là núi cao, hướng Tây – Đông.
B. Các dãy núi cao nằm sát biên giời Việt Lào có độ cao trên 2000m.
C. Địa hình cao nhất nước ta, núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
D. Có nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 11: Một trong những biểu hiện của ô nhiễm không khí nước ta hiện nay là
A. Không khí ngày càng đậm đặc.
B. Không khí bị loãng dần khi lên cao.
C. Lượng các chất trong không khí tăng đột biến.
D. Sự biến đổi tính chất của thành phần không khí theo chiều hướng xấu hơn.
Câu 12: Giải pháp nào dưới đây là giải pháp bảo vệ tài nguyên nước
A. Bảo vệ rừng, trồng rừng chống xói mòn.
B. Quản lý tài nguyên nước.
C. Sử dụng phân hóa học trồng cây.
D. Sử dụng lãng phí nước.
Câu 13: Đất nông nghiệp chiếm bao nhiêu % tổng diện tích đất
A. 84,6.
B. 84,5.
C. 84,4.
D. 84,3.
Câu 14: Theo em, một trong những giải pháp quan trọng để sử dụng hợp lý tài nguyen rừng nước ta là
A. Đưa ra khoảng thời gian khai thác rừng nhất định trong năm.
B. Cấm khai thác tất cả các loại rừng.
C. Tập trung khai thác các loại cây lấy gỗ.
D. Phân loại rừng, khai thác hợp lý, tăng cường quản lý.
Câu 15: Nhận định nào sau đây là biểu hiện của nước ta có cơ cấu dân số đông
A. Dân số tăng nhanh trong thế kỉ XX.
B. Tỷ lệ gia tăng dân số luôn trên 1%.
C. Quy mô dân số tăng liên tục.
D. Đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á va thứ 15 trên thế giới.
Câu 16: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp xây dựng. tăng tỷ lệ lao động dịch vụ.
B. Tăng tỷ lệ lao động nông nghiệp, lâp nghiệp, thuỷ sản, giảm tỷ lệ lao động công nghiệp , xây dựng và dịch vụ.
C. Tăng tỷ lệ lao động ở tất cả các nhóm ngành.
D. Giảm tỷ lệ lao động ở nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tăng tỷ lệ lao động ở công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Câu 17:Theo nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15, các tiêu chí phân loại đô thị nước ta không có tiêu chí nào?
A. Quy mô dân số toàn đô thị.
B. Mật độ dân số toàn đô thị.
C. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
D. Tỉ lệ lao động nông nghiệp.
Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng với tỷ lệ dân thành thị ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2021
A. Biến động rất ít.
B. Tăng rất nhanh.
C. Tăng nhưng vẫn còn thấp.
D. Giảm mạnh.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho thông tin sau
Con người cần khai thác những thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vào trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triể nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.
a) Thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là nền niệt, ẩm dồi dào, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.
b) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm theo hình thức thâm canh, tăng vụ.
c) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa giúp cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, ổn định, ít rủi ro.
d) Nước ta có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện trong tất cả các thành phần tự nhiên. Do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa châu Á nên nước ta nhận được lượng bức xạ lớn, nhiệt độ trung bình năm cao và thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió tín phong.
a) Nước ta chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính là gió mùa hạ và gió mùa đông.
b) Nhiệt độ trung bình năm nước ta khoảng trên 27◦C.
c) Số giờ nắng nhiều 1400 – 2900 giờ.
d) Vùng biển nước ta thường xuyên có bão vào mùa hạ.
Câu 3: Cho bảng số liệu sau
Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và 7 tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình năm (◦C) | Nhiệt độ trung bình tháng 1 (◦C) | Nhiệt độ trung bình tháng 7 (◦C) |
Hà Nội | 23.5 | 16.4 | 28.9 |
Huế | 25.1 | 19.7 | 29.4 |
Thành phố Hồ Chí Minh | 27.1 | 25.7 | 28.9 |
Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý sau đây
a) Huế có biên độ nhiệt năm cao nhất do vị trị địa lý quy định.
b) Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
c) Biên độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
d) Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao là do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 4:Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây khi nói về đặc điểm dân cư nước ta.
a) Quy mô dân số đông, tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
b) Dân cư nước ta phân bố khá đều và ổn định, là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên.
c) Việc tập trung dân cư ở các thành phố lớn đang gây sức ép tới các vấn đề việc làm, giao thông, nhà ở,…
d) Việt Nam có 54 dân tộc, tạo nên nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Biết năm 2020, sản lượng thuỷ sản đánh bắt của Trung Quốc là 12,7 triệu tấn; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 52,3 triệu tấn.Tính tổng sản lượng thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng) của Trung Quốc năm 2020. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của triệu tấn).
Câu 2: Cho bảng số liệu
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM, NĂM 2021
(Đơn vị %)
Nhóm tuổi | 2021 |
Từ 0 đến 14 tuổi | 24.1 |
Từ 15 đến 64 tuổi | 67.6 |
Từ 65 tuổi trở lên | 8.3 |
Tính số người trong độ tuổi dưới tuổi lao động ở Việt Nam năm 2021? Biết tổng số dân là 98.5 triệu người.
Câu 3: Cho bảng số liệu
Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước ta (đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lương bốc hơi |
Hà Nội | 1 676 | 989 |
Huế | 2 868 | 1 000 |
TP. Hồ Chí Minh | 1 931 | 1 686 |
Hãy tính cân bằng ẩm của Huế?
Câu 4: Cho bảng số liệu
Lượng mưa các tháng tại trạm khi tượng Huế năm 2022
(đơn vị: mm)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa | 95.6 | 70.8 | 128.3 | 381 | 157.3 | 33.8 | 61.3 | 157.5 | 448.8 | 1366.5 | 226.4 | 786.6 |
Tính tổng lượng mưa của Huế năm 2022?
Câu 5:Năm 2021, dân số Việt Nam là 98.5 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0.94%. Tính dân số Việt Nam năm 2022.
Câu 6: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại Nam Định năm 2022
(đơn vị: ◦C)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ | 18.1 | 15.1 | 22.5 | 23.9 | 26.4 | 30.4 | 29.9 | 29 | 28.1 | 24.8 | 24.9 | 17 |
Tính nhiệt độ trung bình năm tại Nam Định năm 2022
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 14 | 12 | 3 | 14 | 16 | 3 | ||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. | Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. | 2 | 1 | C1, C2 | C2a | |||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. | 1 | 3 | C3 | C2,b,c,d | |||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống | Nhận biết | Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. | 1 | 2 | C4 | C1a,d | ||||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. | 1 | 2 | C1c | C4,6 | |||||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. | 2 | 1 | 1 | C5,C6 | C1b | C3 | |||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc Nam, Đông - Tây, độ cao. | 3 | 2 | C7,8,10 | C3a,b | |||||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. | 1 | 2 | C9 | C3c,d | |||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Hiện trạng của ô nhiêm môi trường nước ta | 2 | C11,C13 | ||||||
Thông hiểu | Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường. | Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. | 1 | C14 | ||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 4 | 4 | 3 | 4 | 0 | 3 | ||||
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | Nhận biết | 2 | C4a,b | |||||||
Thông hiểu | Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm. | 1 | 2 | C4c | C1.2 | |||||
Vận dụng | Phân tích được đặc điểm dân số, đặc điểm nguồn lao động | 2 | 1 | C15,C16 | C4d | |||||
Bài 7: Đô thị hóa | Nhận biết | Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị. | 1 | C17 | ||||||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. | 1 | 1 | C18 | C5 | |||||
Vận dụng |