Đề thi giữa kì 1 địa lí 12 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Địa lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm
A. Vùng đất, Vùng biển, Vùng trời.
B. Vùng biên giới, Vùng hải đảo.
C. Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
D. Vùng đất, Vùng biển.
Câu 2: Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là do
A. Vị trí địa lý.
B. Gió mùa Tây Nam thổi quanh năm.
C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D. Nằm ở vùng ngoài chí tuyến.
Câu 3: Do vị trí tiếp giáp với vùng biển nhiệt đới và phân hoá mùa sâu sắc của khí hậu nên nước ta
A. Nhận được lượng nhiệt từ mặt trời lớn.
B. Có khí hậu mang tính nhiệt đới.
C. Trở thành nơi giao nhau của các khối khí.
D. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tại.
Câu 4: Số ngày mưa nhiều, tổng lượng mưa lớn và độ ẩm không khí trung bình năm cao là biểu hiện
A. Về cân bằng ẩm của khí hậu.
B. Tính ẩm của khí hậu.
C. Tính nhiệt đới của khí hậu.
D. Tính phân hoá của khí hậu.
Câu 5: Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần đất ở nước ta là
A. Quá trình hình thành đất feralit diện ra nhanh với tầng phong hoá dày.
B. Quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, hình thành nên nhiều dạng địa hình.
C. Có nhiều loại đất, phân bố thành các vùng tập trung.
D. Hình thành đất pha cát màu mỡ ở vùng cửa sông.
Câu 6: Miền bắc nước ta có thể trồng các loại cây của vùng cận nhiệt và ôn đới do
A. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông nên có một mùa đông lạnh.
B. Đất đai phù hợp để trồng các loại cây của vùng cận nhiệt và ôn đới.
C. Lượng mưa lớn.
D. Độ ẩm tương đối cao thích hợp để phát triển cây trồng.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đồi núi thấp và đồng bằng là chủ yếu, núi có hướng vòng cung.
B. Núi cao là chủ yếu, núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. Đồi và núi thấp là chủ yếu, núi có hướng Tây – Đông.
D. Đồng bằng là chủ yếu chỉ có một số núi sót.
Câu 8: Hai loại đất chính ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. Đất mặn và đất phù sa.
B. Đất feralit và đất phù sa.
C. Đất feralit và đất xám.
D. Đất phù sa và đất xám.
Câu 9: Biểu hiện đúng của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là
A. Nhiệt độ trung bình tháng mùa hạ trên 25◦C.
B. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25◦C.
C. Đất chủ yếu là đất mùn thô.
D. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
Câu 10: Khí hậu ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có sự tương phản giữa
A. Phía bắc và Phía nam.
B. Các cao nguyên.
C. Tây Nguyên và dải đồng bằng ven biển.
D. Tây Nguyên và đông bằng Nam Bộ.
Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra tình trạng suy thoái đất
A. Sử dụng nước lãng phí.
B. Sinh vật sinh sống quy mô lớn.
C. Sử dụng phân bón hoá học cho cây trồng.
D. Sử dụng giấy bừa bãi.
Câu 12: Theo em, giải pháp nào sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
A. Khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm.
B. Hạn chế nâng cao chất lượng của rừng.
C. Hạn chế tìm hiểu môi trường.
D. Sử dụng tài nguyên bừa bãi.
Câu 13: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ta hiện nay
A. Chặt phá rừng đầu nguồn.
B. Hoàn thiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với tình hình phát triển đất nước ở giai đoạn mới.
C. Sử dụng tài nguyên nước không hiệu quả.
D. Các công ty, doanh nghiệp thải khí thải ra môi trường chưa qua xử lý.
Câu 14: Hành vi nào sau đây không phải là giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Tăng cường trồng rừng.
C. Ngăn chặn nạn chặt phá rừng.
D. Săn bắt động vật hoang dã.
Câu 15: Quy mô dân số nước ta đông tạo điều kiện thuận lợi
A. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Sử dụng cạn kiết nguồn tài nguyên.
C. Gây ra sức ép về mặt kinh tế - xã hội.
D. Khai thác tài nguyên chưa hiệu quả.
Câu 16: Nhận định sau đây đúng về đặc điểm dân số nước ta
A. Gia tăng dân số và quy mô dân số đều giảm.
B. Dân số đông và tăng nhanh, gia tăng dân số còn cao.
C. Dân số liên tục tăng, gia tăng dân số có chiều hướng giảm.
D. Gia tăng dân số thấp, quy mộ dân số giảm mạnh.
Câu 17: Đây là một trong những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
B. Các đô thị là thị trường tiêu thụ nhỏ.
C. Ít thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
D. Tạo việc làm ít, khó phân công lao động.
Câu 18: Các đô thị hoá tự phát ảnh hưởng tới
A. Chất lượng cuộc sống của người dân được tăng lên.
B. Nhu cầu việc làm giảm đi.
C. Các vấn đề xã hội (thiếu việc làm, nhà ở,…) khó được giải quyết
D. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đồng bộ.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho thông tin sau
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của sản xuất nông, lâm nghiệp; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế của con người. Đối với những quốc gia nông nghiệp như nước ta, vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng.
a) Hoang mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phì,… là biểu hiện suy giảm tài nguyên đất.
b) Quá trình phèn hoá, mặn hoá diện ra chủ yếu ở đồng bằng đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Hồng.
c) Sử suy giảm tài nguyên rừng, biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng xói mòn, sạt lờ, xâm nhập mặn.
d) Các biện pháp canh tác đất không hợp lý sử dụng các chất hoá học làm cho đất bị ô nhiễm.
Câu 2: Cho thông tin sau
Phần đất liền nước ta giới hạn từ vĩ độ 8◦34’B đến vĩ độ 23◦23’B và từ kinh độ 102◦09’Đ đến kinh độ 109◦28’Đ. Trên biển Đông, vùng biển nước ta kéo dài tới khoảng vĩ độ 6◦50’B và từ kinh độ 101◦Đ đến khoảng 117◦20’Đ. Kinh tuyến 105◦Đ chạy qua nước ta nên phần lớn lãnh thổ Việt Nam nằm ở mũi giờ số 7.
a) Vị trí địa lý nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
b) Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của Đông Ti – Mo.
c) Do vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới và đảm bảo an ninh quốc phòng.
d) Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển.
Câu 3: Cho thông tin sau
Từ tháng 6 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nửa đầu mùa đông, miền Bắc có thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông có thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ 16◦B trở vào Nam, khối khí lạnh đã bị suy yếu nên Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế.
a) Hoạt động của gió mùa Đông Bắc đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh.
b) Gió mùa Đông Bắc bị biến tính khi đi qua biển nên gây mưa phùn vào cuối mùa đông ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
c) Tín phong bán cầu Bắc là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
d) Gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân tạo nên mùa khô cho cả nước.
Câu 4: Cho thông tin sau
“Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 902 đô thị, trong đó 2 đô thị loại đặc biệt, 22 loại I, 35 loại II, 46 loại III, 94 loại IV. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt trên 42,6%. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đô thị cũng xuất hiện nhiều bất cập: Tỷ lệ đô thị hoá đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra; Chất lượng đô thị hoá chưa cao, phát triển theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí về đất đai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp. Kết cấu, chất lượng hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị; cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch bệnh quy mô lớn.”
( Nguồn: “Tỷ lệ đô thị hoá cả nước đạt trên 42.6% nhưng còn nhiều bất cập trong quá trình phát triển”, Báo Dân Việt, ngày 08/11/2023)
a) Đô thị hoá nước ta phát triển nhanh trong những năm gần đây.
b) Tình trạng đô thị hoá tự phát làm cho chất lượng đô thị hoá chưa cao, gây lãng phí đất và nguồn tài nguyên.
c) 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Đà Nẵng.
d) Tỷ lệ đô thị ở nước ta tập trung nhiều ở các vùng ven biển.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ không khí trung bình và lượng mưa các tháng tại Hà Nội năm 2022
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ (◦C) | 16.4 | 17 | 20.2 | 23.7 | 27.3 | 28.8 | 28.9 | 28.2 | 27.2 | 24.6 | 21.4 | 18.2 |
Lượng mưa (mm) | 18.6 | 26.2 | 43.8 | 90.1 | 188.5 | 239.9 | 288.2 | 318 | 265.4 | 130.7 | 43.4 | 23.4 |
Tính lượng mưa trong năm tại Hà Nội?
Câu 2: Cho bảng số liệu
Diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2021
( Đơn vị: triệu ha)
Năm Tiêu chí | 1943 | 2010 | 2021 |
Tổng diện tích rừng | 14.3 | 13.4 | 14.7 |
Diện tích rừng tự nhiên | 14.3 | 10.3 | 10.1 |
Diện tích rừng trồng | 0 | 3.1 | 4.6 |
Tính tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên ở nước ta năm 2021?
Câu 3: Cho bảng số liệu
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình năm (◦C) | Nhiệt độ trung bình tháng 1(◦C) | Nhiệt độ trung bình tháng 7(◦C) |
Huế | 25.1 | 19.7 | 29.4 |
Tính biên độ nhiệt năm tại Huế.
Câu 4: Tính số lao động thất nghiệp ở thành thị năm 2021? Biết tổng số lao động năm 2021 là 50,6 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp là 4.33%.
Câu 5: Cho bảng số liệu
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM, NĂM 2021
(Đơn vị %)
Nhóm tuổi | 2021 |
Từ 0 đến 14 tuổi | 24.1 |
Từ 15 đến 64 tuổi | 67.6 |
Từ 65 tuổi trở lên | 8.3 |
Tính số người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam năm 2021? Biết tổng số dân là 98.5 triệu người.
Câu 6: Cho bảng số liệu
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta năm 2020 và 2021
(Đơn vị: %)
Năm Trình độ chuyên môn kỹ thuật | 2010 | 2021 |
Đã qua đào tạo | 14.6 | 26.2 |
Sơ cấp | 3.8 | 6.8 |
Trung cấp | 3.4 | 4.1 |
Cao đẳng | 1.7 | 3.6 |
Đại học trở lên | 5.7 | 11.7 |
Tính tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở nước ta năm 2021?
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 3 | 4 | 0 | 1 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 1 | 3 | 3 | 0 | 2 | 1 |
TỔNG | 6 | 6 | 6 | 5 | 7 | 4 | 0 | 5 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 14 | 12 | 3 | 14 | 16 | 3 | ||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. | Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. | 2 | 1 | C1, C2 | C2a | |||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. | 1 | 3 | C3 | C2b,c,d | |||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống | Nhận biết | Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. | 1 | 2 | C5 | C3a,d | ||||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. | 1 | 2 | C3b | C1,3 | |||||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. | 2 | 1 | C4,C6 | C3c | |||||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc Nam, Đông - Tây, độ cao. | 3 | C7,8,10 | |||||||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. | 1 | C9 | |||||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Hiện trạng của ô nhiêm môi trường nước ta | 2 | C11,C14 | ||||||
Thông hiểu | Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. | 1 | 2 | C12 | C1a,c | |||||
Vận dụng | Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường. | Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. | 1 | 2 | 1 | C13 | C1b,d | C2 | ||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 4 | 4 | 3 | 4 | 0 | 3 | ||||
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm. | 2 | C5,6 | |||||||
Vận dụng | Phân tích được đặc điểm dân số, đặc điểm nguồn lao động | 2 | 1 | C15,C16 | C4 | |||||
Bài 7: Đô thị hóa | Nhận biết | Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị. | 1 | 2 | C17 | C4a,b | ||||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. | 1 | 1 | C18 | C4d | |||||
Vận dụng | Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để | nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta. | 1 | C4c |