Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 2 đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 giữa kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)
  2. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

 (BTV BigSchool)

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?

  1. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
  2. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
  3. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 2 (0,5 điểm). An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới?

  1. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
  2. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
  3. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố?

  1. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
  2. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
  3. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.

Câu 4 (0,5 điểm). Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Bố nói với An:

- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!

  1. Đánh dấu phần chú thích.
  2. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  3. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  4. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

           Đêm nay, Diệu nằm mãi mà không ngủ được vì háo hức chờ sớm mai đến lớp. Sau kì nghỉ hè, bạn bè gặp nhau sẽ có bao nhiêu chuyện vui để kể. Các bạn chắc chắn sẽ kể về những chuyến du lịch kì thú của mình: ra biển, lên núi, đến thăm những thành phố lớn,… Còn Diệu, Diệu sẽ kể với các bạn những gì nhỉ?

(Theo Vũ Thị Huyền Trang)

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

  1. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất.
  2. Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
  3. Cây đa nghìn năm là cả một tòa cổ kính.
  4. Mùa hè có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa phượng, hoa mười giờ,…
  1. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,…).

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

……

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

   

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

  

0

2

2,0

Luyện viết đoạn văn

     

1

0

1

2,0

Luyện viết bài văn

     

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

 

2

4

4

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

1,0

 

6,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

2,0

20%

6,0

60%

10,0

100%

10,0

 

 

 


 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về dấu gạch ngang để xác định các dấu gạch ngang được sử dụng trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện được các thành phần của câu.

0,5

 

C6

 

Kết nối

- Xác định được trạng ngữ trong câu.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

1,5

 

C5, C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7

1

 

 

 

1. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được hình thức của đoạn văn.

- Nêu được lí do yêu thích một câu chuyện.

- Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn.

 

 

C7

 

Câu 8

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm.

- Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

 

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay