Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 11: Thường thức âm nhạc Một số thể loại nhạc đàn, Ôn bài hát Tháng năm học trò

Giáo án Tiết 11: Thường thức âm nhạc Một số thể loại nhạc đàn, Ôn bài hát Tháng năm học trò sách Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 11: Thường thức âm nhạc Một số thể loại nhạc đàn, Ôn bài hát Tháng năm học trò

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5 – TIẾT 11: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

ÔN BÀI HÁT: THÁNG NĂM HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thường thức âm nhạc: nhận biết và nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận biết và nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.
  • Biết hát kết hợp vận động phù hợp với nhịp điệu và nội dung bài hát Tháng năm học trò.

3. Phẩm chất

  • Giáo dục, rèn luyện tính chăm chỉ, hợp tác khi làm việc độc lập, làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Nhạc cụ quen dùng, phương tiện nghe nhìn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe hai bản nhạc Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận và Sông Đanuýp của J. Strauss và trả lời câu hỏi: 

- Nghe và nhận xét về 2 bản nhạc (có lời, không lời).

- Nhạc có lời gọi là nhạc gì?

c. Sản phẩm: 

- HS lắng nghe hai bản nhạc Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận và Sông Đanuýp của J. Strauss.

- HS nhận xét về 2 bản nhạc và trả lời câu hỏi nhạc có lời gọi là nhạc gì.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe hai bài hát:

+ Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận:

https://youtu.be/kS9wNLVEVJ4?si=6_yzLkl1NiKV2-4e 

+ Sông Đanuýp của J. Strauss:

https://youtu.be/VhnZgFOYqz0?si=zM-NWg_nE_9K8q35 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Nghe và nhận xét về 2 bản nhạc (có lời, không lời).

+ Nhạc có lời gọi là nhạc gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét về 2 bản nhạc và trả lời câu hỏi nhạc có lời gọi là nhạc gì.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nhận xét 2 bản nhạc:

  • Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận: đây là một bài hát có lời thuộc thể loại nhạc pop/ballad hiện đại, với giai điệu dễ nghe và lời ca dễ thuộc. Bài hát có phần âm nhạc hiện đại, kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống và nhạc cụ điện tử, tạo nên một giai điệu phong phú và bắt tai.
  • Sông Đanuýp của J. Strauss: đây là bài hát không lời, một bản waltz cổ điển, biểu tượng của âm nhạc cổ điển châu Âu. Bản waltz này có cấu trúc rõ ràng, với nhịp 3/4 đặc trưng và giai điệu du dương, thanh thoát.

+ Nhạc có lời gọi là: nhạc hát. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhạc không có lời ca, chỉ gồm các giai điệu và âm thanh được tạo ra từ nhạc cụ, được gọi là nhạc đàn hoặc khí nhạc. Khí nhạc là một phần quan trọng trong nền âm nhạc và có nhiều thể loại khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại. Để hiểu rõ hơn về một số thể loại nhạc đàn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 5 – Tiết 11: Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn; Ôn bài hát – Tháng năm học trò.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết về khái niệm và những loại nhạc đàn phổ biến.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số thể loại nhạc đàn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và những loại nhạc đàn phổ biến.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày khái niệm nhạc đàn?

+ Trình bày những hiểu biết về các thể loại nhạc đàn.

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về các thể loại nhạc đàn:

+ Bài ca không lời – Khúc hát người chèo thuyền:

http://youtube.com/watch?v=u_TPEoyjU0 

+ Waltz – The Blue Danube Waltz (Johann Strauss II):

https://youtube.com/watch?v=8KxbfDpMVCY 

+ Sonata – Beethoven – Moonlight Sonata/Piano & Orchestra:

http://youtube.com/watch?v=Hu7hscHkfPw     

+ Giao hưởng – Symphony N.40 W.A. Mozart:

http://youtube.com/watch?v=oUN4LHPAF1c 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn

* Khái niệm: nhạc đàn (còn gọi là nhạc không lời, khí nhạc) viết cho nhạc cụ diễn tấu.

* Thể loại nhạc đàn:

- Bài ca không lời:

+ Viết cho nhạc cụ diễn tấu, có giai điệu gần gũi với bài hát.

+ Nhạc sĩ Việt Nam có tác phẩm ở thể loại này: Bài ca không lời của Hoàng Dương, Chiều quê hương của Nguyễn Thị Nhung.

- Waltz:

+ Loại vũ khúc được viết ở nhịp 3/4 của nông dân Đức – Áo, Pháp, Ba Lan,...

+ Nhạc sĩ Việt Nam có ca khúc ở thể loại này: Xuân và tuổi trẻ của La Hối, Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao,...

- Sonata (Sonate):

+ Bản nhạc đàn có quy mô lớn viết cho một, hai hay nhóm nhạc cụ biểu diễn, thường có từ 3 hoặc 4 chương.

+ Nhạc sĩ Việt Nam đã công bố các bản sonate như Sonata viết cho violin và piano của Nguyễn Đức Toàn, bản Sonata giọng Son thứ của Đàm Linh,...

- Giao hưởng (Symphony):

+ Bản nhạc có quy mô lớn, đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc.

+ Viết cho dàn nhạc giao hưởng biểu diễn, thường có 4 chường với tính chất âm nhạc tương phản rõ rệt.

+ Nhạc sĩ Việt Nam viết giao hưởng như Giao hưởng số 1 – Quê hương của Hoàng Việt, Tấm Cám của Đàm Linh,...

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NỐI VÒNG TAY LỚN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: KỈ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT HÒA BÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NỐI VÒNG TAY LỚN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: KỈ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT HÒA BÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Chat hỗ trợ
Chat ngay