Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối Bài 11: Dẫn đường tự động cho robot

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 10 - Định hướng Khoa học máy tính bộ sách kết nối tri thức Bài 11: Dẫn đường tự động cho robot. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 11: DẪN ĐƯỜNG TỰ ĐỘNG CHO ROBOT (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết lập trình sử dụng cảm biến dò đường để dẫn đường tự động cho robot.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
  • Năng lực riêng:
  • HS trả lời các câu hỏi của phần củng cố, phần luyện tập và viết chương trình lập trình mở rộng ở phần vận dụng. Trong quá trình thực hiện các yêu cầu, HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và kĩ năng lập trình cảm biến dò đường.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • HS có thái độ tự giác, hợp tác khi thảo luận nội dung bài học.
  • HS trung thực hoàn thành đầy đủ các bài tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Cảm biến dò đường hoặc hình ảnh minh họa cụ thể phần lí thuyết.
  • Lập trình hoàn thiện chương trình kéo thả như ví dụ minh họa trong bài.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi ý cho HS biết robot có thể tìm được đường đi bằng cảm biến dò đường.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi rồi chỉ định một số HS trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào hiểu biết của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, làm thế nào để robot có thể tự di chuyển đúng đường đi đã vạch sẵn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

Đáp án: Robot có thể sử dụng cảm biến dò đường để tự tìm được đường đi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:

Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách lập trình sử dụng cảm biến dò đường để dẫn đường tự động cho robot – Bài 11: Dẫn đường tự động cho robot.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định tín hiệu của mắt trong cảm biến dò đường

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách thức điều khiển cảm biến dò đường.
  2. Nội dung: GV giải thích nguyên tắc hoạt động của cảm biến dò đường (có sử dụng cảm biến hoặc hình ảnh đã chuẩn bị để minh họa), giải thích ý nghĩa câu lệnh lập trình.
  3. Sản phẩm học tập: HS hiểu được nguyên tắc hoạt động, câu lệnh của cảm biến dò đường.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ Hoạt động 1 SCĐ tr.49: Đọc, thảo luận về nguyên tắc hoạt động và câu lệnh xác định tín hiệu của mắt trong cảm biến dò đường.

- GV chiếu hình ảnh minh họa và giới thiệu cho HS biết vị trí của mắt phải và mắt trái của cảm biến dò đường:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và cho biết:

Em hãy nêu cấu trúc và ý nghĩa câu lệnh xác định tín hiệu của mắt trong cảm biến dò đường.

- GV lưu ý cho HS kiến thức về giá trị logic của mắt tín hiệu của cảm biến dò đường: Khi ở trong vùng màu tối, giá trị lôgic trả về là 0 và trong vùng màu sáng, giá trị lôgic trả về là 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu kiến thức.

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Xác định tín hiệu của mắt trong cảm biến dò đường

- Cấu trúc lệnh nhận giá trị tín hiệu của mắt trong cảm biến dò đường hai mắt:

Tín hiệu dò đường (mắt, cổng)

- Tham số:

+ mắt = "trái", "phải" là vị trí mắt trái hay mắt phải của cảm biến.

+ cổng = vị trí cổng I/O kết nối cảm biến dò đường.

- Ý nghĩa: Lệnh trả lại giá trị tín hiệu của mắt <mắt> (trái hoặc phải) trong cảm biến dò đường kết nối tại cổng <cổng>. Giá trị trả lại có ý nghĩa như sau:

+ 1 - mắt trên vùng đường sáng (vùng sáng).

+ 0 - mắt trên vùng đường tối (vùng tối).

Hoạt động 2: Dẫn đường với cảm biến dò đường hai mắt

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết lập trình điều khiển robot dò đường tự động.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 để tìm hiểu cấu trúc, ý nghĩa của chương trình điều khiển robot dò đường tự động ở 4 trường hợp khi sử dụng cảm biến dò đường hai mắt.
  3. Sản phẩm học tập: HS hiểu và viết được chương trình lập trình cho robot dò đường tự động khi sử dụng cảm biến dò đường 2 mắt.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện Hoạt động 2 SCĐ tr.50: Đọc, thảo luận cách thức dẫn đường tự động cho robot với cảm biến dò đường hai mắt.

- GV lưu ý HS về nguyên tắc của đường mà cảm biến di chuyển theo nội dung SCĐ tr.50 để HS có thể hiểu rõ hơn và thực hành được chính xác ở những bài học thực hành.

- GV chiếu hình ảnh, giới thiệu cho HS 4 trường hợp cần xử lí khi lập trình:

- GV cho HS đọc và phân tích ví dụ SCĐ tr.51.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức: Vì sao các cảm biến dò đường thường được lắp ghép robot ở dưới gầm của robot tự hành, ngay sát phía trước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 2 và thực hiện yêu cầu.

- HS chú ý quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Dẫn đường với cảm biến dò đường hai mắt

- Cảm biến dò đường dùng để phân biệt bề mặt sáng tối, vì thế cần tuân thủ các nguyên tắc:

+ Độ rộng của đường phải rộng bằng khoảng cách giữa hai mắt cạnh nhau của cảm biến.

+ Đường phải có màu tương phản với phần xung quanh đường, nên tránh điều khiển dẫn đường cho robot dưới trời nắng chói.

- 4 trường hợp của cảm biến dò đường hai mắt cần xử lí khi lập trình:

- Câu hỏi (SCĐ - tr.52):

Lắp ghép cảm biến dò đường ở dưới gầm robot để phát hiện được bề mặt di chuyển phía dưới và cần lắp gần với mặt đường do cảm biến chỉ phát hiện được bề mặt hay hấp thụ ở khoảng cách gần.

Hoạt động 3: Dẫn đường với cảm biến dò đường bốn mắt

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết lập trình sử dụng cảm biến dò đường 4 mắt.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 để tìm hiểu cấu trúc, ý nghĩa một số trường hợp khi sử dụng dò đường 4 mắt.
  3. Sản phẩm học tập: HS hiểu và trình bày được nguyên lí hoạt động trong một số trường hợp của cảm biến dò đường 4 mắt.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 KHOA HỌC MÁY TÍNH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VỚI CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT VỚI MÁY TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ROBOT

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay